Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 7-5-25 18:21:09

7 biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore

0

Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei. Bệnh rất ít gặp và có nguy cơ gây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với vết xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...

Bệnh không bùng phát thành dịch nhưng tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt với những người đang mắc bệnh mãn tính. Vi khuẩn gây bệnh khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào bên trong các bộ phận, thường gặp nhất là ở phổi. Ngoài ra, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da và các tuyến tiêu hóa cũng có thể chứa vi khuẩn. Bệnh Whitmore gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, cả ở nam và nữ, thường thấy ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất và nước.

Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Người dân chủ động thực hiện 7 biện pháp phòng bệnh Whitmore: Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn; ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn; khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch bảo đảm vệ sinh; những người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn; khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

KIM HÀ

Chủ tịch Trung ương Hội Giáo Dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam thăm Trung tâm chăm sóc trước và sau sinh tại Bình Dương

Sáng 5-5, đoàn công tác do ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam (VACHE) đã đến thăm...

Thi sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ chữ thập đỏ

Trung tâm Y tế TP.Tân Uyên vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho khoảng 100 thí sinh

Trung tâm y tế TP.Thuận An: Lấy thành công dị vật kim loại cho bệnh nhân

Trung tâm Y tế TP.Thuận An vừa lấy thành công dị vật kim loại là sắt nhọn cho một bệnh nhân sinh năm 1970 bị hóc dị vật.

Chủ động ứng phó với cúm A/H5N1

Cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Nguy cơ tử vong khi bị nhiễm bệnh có thể lên tới trên 50%.

Phản ứng của Bộ Y tế về vụ thuốc giả “khủng” vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật.

Huyện Bàu Bàng: Phát động Tháng an toàn thực phẩm

Ban Chỉ đạo (BCĐ) An toàn thực phẩm huyện Bàu Bàng vừa tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”.

Ngành y tế ứng phó với sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm hiện đang có xu hướng gia tăng. Để ứng phó, ngành y tế đẩy mạnh kiểm soát dự phòng với mục tiêu phát hiện sớm, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị gãy dương vật do té cầu thang

Trung tâm Y tế TP.Thuận An vừa mổ cấp cứu thành công cho một trường hợp hy hữu bị gãy dương vật. Bệnh nhân là anh N.V.C., 30 tuổi, được các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Khoa Ngoại tổng hợp tiếp nhận trong tình trạng sưng nề, bầm tím, đau dương vật.

Thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần lần đầu tiên tại Việt Nam

Ca phẫu thuật được tiến hành trong 4 giờ. Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân đi lại sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện.

Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo: Trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho các cá nhân

Sáng 11- 4, Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã tổ chức trao danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm 2024" cho 47 cá nhân.