Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 04:46:29

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

7 mẹo làm dịu cơn say rượu bia theo khoa học

0

Chúng ta vẫn không biết làm thế nào để ngăn chặn tình trạng say rượu bia, nhưng có một số biện pháp khắc phục dựa trên cơ sở khoa học có thể làm dịu cơn say của bạn, theo MF.

Uống nước ép lê, nghe nhạc, uống nước điện giải, bù nước, ăn trứng, uống mật ong... sẽ làm dịu cơn say rượu bia của bạn

1. Uống nước ép lê

Hãy trữ ít lê trong tủ lạnh và ép lấy nước uống, trước khi đi nhậu. Theo các nhà nghiên cứu tại Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung của Úc, chỉ cần uống hơn 200 ml nước ép lê là đủ để làm dịu cơn say rượu bia. Các nhà khoa học giải thích rằng nước ép lê tương tác với các enzyme giữ vai trò phá vỡ rượu, tăng tốc quá trình trao đổi chất, giúp cho cơ thể hấp thu lượng cồn ít hơn.
Cần lưu ý: Phải uống nước ép lê trước khi uống bất cứ thứ gì khác mới có hiệu quả.

2. Nghe nhạc

Bất cứ ai từng say bí tỉ đều biết rằng âm thanh là kẻ thù. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, cũng như chứng đau đầu do say rượu bia. Miễn là âm nhạc dễ chịu và phù hợp với sở thích của bạn, nó sẽ giúp xoa dịu cơn say, theo MF.

3. Uống nước điện giải

Một trong những lý do khiến bạn mệt nhừ vào buổi sáng sau khi uống rượu bia, đó là mất nước. Rượu có tác dụng lợi tiểu, nó khiến đi tiểu nhiều hơn.
Nếu nguồn nước trong cơ thể bị cạn kiệt khi đi ngủ, bạn có thể thức dậy với cảm giác lảo đảo, đau đớn và rã rời. Uống nước là cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng mất nước, nhưng đối với những trường hợp cực đoan, nên uống dung dịch điện giải. 
Dung dịch điện giải được xem là một phương pháp "chữa cháy" khi say rượu bia. Nó chứa các chất dinh dưỡng, natri và các chất điện giải mà có thể cần khi bị mất nước.

4. Ăn trứng

Trứng có khả năng chống say bia rượu nhờ một thành phần đặc biệt. Đó là cysteine, một loại a xít amin có trong trứng, chất này có khả năng phá vỡ sản phẩm phụ acetaldehyd sản sinh ra khi uống rượu bia. Vì vậy, hãy kèm trứng vào bữa tiệc của bạn, theo MF.

5. Mật ong

Theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, uống mật ong vào sáng hôm sau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng say rượu. Mật ong cung cấp natri, kali và fructose mà cơ thể cần khi say rượu bia.
Chuối cũng là một nguồn dồi dào kali - một chất điện giải bị cạn kiệt khi say rượu bia. Mật ong giúp lượng đường tăng vọt trong máu và làm tăng nguồn năng lượng giúp bạn hồi phục sau cơn say.

6. Uống thuốc kháng viêm

Không phải vô cớ mà nhiều người chữa say bằng viên aspirin. Thuốc kháng viêm có thể ngăn chặn các triệu chứng như giảm đau. Ngoài việc giảm đau đầu và đau cơ, chúng có thể trực tiếp chống lại tác dụng viêm của rượu.
Cần lưu ý là không bao giờ được dùng thuốc gốc Acetaminophen trong hoặc sau khi uống rượu, vì sẽ làm cho gan khó hồi phục sau khi uống rượu, theo MF. 

Chúng ta vẫn không biết làm thế nào để ngăn chặn tình trạng say rượu bia, nhưng có một số biện pháp khắc phục dựa trên cơ sở khoa học có thể làm dịu cơn say của bạn, theo MF.

Một bài báo đăng trên BMJ, đã xem xét 15 nghiên cứu về những mẹo chữa say rượu bia, đã lưu ý rằng vì có quá ít thử nghiệm được tiến hành, nên vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy phương pháp nào là hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa hoặc chữa cơn say bia rượu.
Vì vậy, cách hiệu quả nhất để tránh say bia rượu là uống ít, theo MF. Và tốt nhất là không bao giờ lái xe khi đã uống rượu bia.

Theo TNO

Từ khóa: khoa học

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.