Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 13:13:52

9 cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

0

Bệnh cúm có thể lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và gia đình bằng những biện pháp phòng ngừa đơn giản mà hiệu quả.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Ảnh minh họa

Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus cúm gây ra. Virus cúm lưu hành quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa Đông Xuân - khi thời tiết lạnh và ẩm ướt khiến hệ miễn dịch của chúng ta yếu hơn và dễ bị virus tấn công.

Virus cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae, gồm các chủng chính như cúm A, B, C, trong đó cúm A và B là hai loại gây dịch bệnh ở người. Bệnh lây lan chủ yếu qua giọt bắn từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus.

Dù không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh nền. Vì vậy, việc phòng tránh cúm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Nhận biết triệu chứng bệnh cúm

Triệu chứng cúm thường xuất hiện sau 1-4 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm:

Sốt cao (trên 38 độ C), ớn lạnh.

Ho khan, đau họng, nghẹt mũi.

Đau nhức cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt.

Tiêu chảy hoặc nôn mửa (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn).

Đối với người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi có triệu chứng cúm, nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt nếu cần và đến bác sỹ nếu tình trạng trở nặng.

9 biện pháp phòng tránh bệnh cúm hiệu quả

1. Tiêm vaccine cúm định kỳ

Tiêm vaccine cúm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm mùa. Mỗi năm, virus cúm có thể biến đổi, do đó cần tiêm phòng hàng năm để tăng khả năng miễn dịch.

ttxvn-tiem-vaccine-cum-resize.jpg
Tiêm vaccine phòng cúm hằng năm để bảo vệ sức khỏe

Vaccine giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, hạn chế mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và giảm tỷ lệ nhập viện do biến chứng cúm.

2. Uống nước ấm

Nước ấm giúp giữ ấm cơ thể, làm dịu cổ họng, hỗ trợ hệ hô hấp và tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi và họng, tạo điều kiện để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn trong việc chống lại virus.

Có thể uống trà xanh nóng hoặc ấm rất tốt bởi trà xanh chứa catechin, một chất chống oxy hóa có tác dụng kháng virus.

3. Chọn đồ ăn tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông giúp tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch.

Thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, trứng, nấm giúp điều hòa hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm cúm.

Thực phẩm chứa kẽm: Hàu, thịt bò, hạt bí, đậu lăng hỗ trợ cơ thể chống lại virus.

Sữa chua và thực phẩm lên men: Cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện miễn dịch.

Ăn hành, tỏi: Hành và tỏi chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường miễn dịch, đặc biệt là allicin – một chất có tác dụng chống vi khuẩn và virus.

4. Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp phòng ngừa cúm bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể sản sinh nhiều tế bào miễn dịch hơn, cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và tăng cường khả năng chống lại virus.

Các bài tập như đi bộ, yoga, chạy bộ hoặc tập gym có thể giúp duy trì sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

5. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc có thể giúp phòng ngừa cúm bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Khi ngủ, cơ thể sản xuất và giải phóng cytokine, một loại protein giúp chống lại nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Thiếu ngủ có thể làm giảm số lượng tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị virus tấn công hơn. Vì vậy, người lớn nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm, trong khi trẻ em cần nhiều hơn để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Kết hợp giấc ngủ đủ với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và vệ sinh cá nhân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc cúm hiệu quả.

6. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nếu không có xà phòng.

Vệ sinh cơ quan hô hấp sạch sẽ (mũi, họng) bằng nước muối.

Tránh chạm tay lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi, miệng vì đây là con đường virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

7. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus, đặc biệt khi ở nơi đông người như bệnh viện, phương tiện công cộng hay trong mùa dịch cúm bùng phát.

8. Vệ sinh môi trường sống

Thường xuyên lau chùi, khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím máy tính.

Giữ không gian sống thông thoáng, tránh môi trường ẩm thấp dễ phát sinh vi khuẩn, virus.

9. Duy trì khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Hạn chế tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng cúm như ho, hắt hơi, sốt.

Nếu bản thân có triệu chứng, nên nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan virus cho người khác.

Chăm sóc sức khỏe kịp thời

Khi có triệu chứng cúm, như sốt, ho, đau họng, bạn nên đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc dùng thuốc đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng./.

Theo TTXVN

Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, phức tạp

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, số ca mắc và ca bệnh nặng liên tục tăng.

Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Các tỉnh tiếp tục rà soát, không bỏ sót đối tượng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tỷ lệ tiêm chủng thấp, tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng."

Bình Dương thành lập 9 trung tâm y tế khu vực

Thực hiện đổi mới, sắp xếp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, ngành y tế Bình Dương chủ trương thành lập các trung tâm y tế khu vực trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế huyện, thành phố

Bộ Y tế thu hồi thuốc Alfachim 4.2 do không đạt tiêu chuẩn

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã kiểm nghiệm mẫu thuốc viên nén Alfachim 4.2, kết quả không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.

Ra quân diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên đã triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025.

Chung tay phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ

Mùa hè, tai nạn thương tích ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm sức khỏe, hạn chế xảy ra các vụ tai nạn thương tích cho trẻ, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Khai trương hệ thống khám, chữa bệnh sinh trắc học, kiosk tự phục vụ

Sáng 19-6, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng tổ chức ra mắt mô hình khám, chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ.

Lạm dụng rượu, bia có nguy cơ tàn tật và tử vong

Rượu, bia là một trong những nguy cơ gây tàn tật, tử vong nhưng nhiều người vẫn còn thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của mình.

Bộ Y tế: Phát hiện một số cơ sở, nhà thuốc kinh doanh thuốc giả

Đoàn kiểm tra đã phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm. Cục Quản lý Dược đã xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin vi phạm đến các cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.

Khám sức khỏe cho cán bộ trung cao

Trung tâm Y tế TP.Dĩ An vừa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ trung cao thuộc các cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố.