Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 17:07:04

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Anh: Những động thái đầu tiên của Tân Thủ tướng

0

Ngay sau khi được Nữ hoàng Anh Elizabeth II (vừa qua đời) phê chuẩn chức danh thủ tướng, hôm 6-9 bà Liz Truss đã có bài phát biểu đầu tiên trên cương vị thủ tướng, sau đó là việc lựa chọn thành phần nội các và tiến hành những việc đầu tiên như đã hứa để giải quyết ngay lập tức những vấn đề khó khăn của nước Anh.

Một nội các trung thành

Việc đầu tiên bà Liz Truss làm khi được phê chuẩn là tập hợp chính phủ của mình, với các chức vụ hàng đầu thuộc về các đồng minh thân cận và những người trung thành với bà. Những người đã ủng hộ bà Truss suốt chặng đua vào Số 10 Phố Downing đều được giao nắm giữ những trọng trách lớn, trong đó có những người được tin tưởng nhất, gồm ông Kwasi Kwarteng (Bộ trưởng Tài chính), bà Suella Braverman (Bộ trưởng Nội vụ), ông James Cleverly (Bộ trưởng Ngoại giao) và bà Thérèse Coffey (Bộ trưởng Y tế).

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Bảo thủ và các nhà vận động sinh thái đã tỏ ra lo lắng khi bà Truss giao chức Bộ trưởng Thương mại cho ông Jacob Rees-Mogg, người thường chỉ trích “chủ nghĩa báo động khí hậu”, được giao trách nhiệm trực tiếp về năng lượng và biến đổi khí hậu. Alok Sharma đã được tái bổ nhiệm làm người đứng đầu Ủy ban Cop 26.

Bà Truss từ chối lời kêu gọi bổ nhiệm một nội các thống nhất bao gồm mọi thành phần và loại bỏ tất cả những người ủng hộ ông Rishi Sunak, đối thủ của bà trong cuộc đua vừa qua, trong đó có các ông Dominic Raab, Grant Shapps, Steve Barclay và George Eustice.

Thay vào đó, bà Truss tuyển lựa những người trung thành, như ông Ben Wallace giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, bà Wendy Morton làm người phụ nữ đầu tiên của đảng Bảo thủ làm thủ lĩnh đảng trong Hạ viện và ông Brandon Lewis làm Bộ trưởng Tư pháp.

Giới phân tích bày tỏ sự hồ nghi rằng việc lựa chọn bổ nhiệm nội các có vẻ quá dễ dàng của bà Truss là một sai lầm. Bởi, kinh nghiệm cho thấy việc bổ nhiệm như vậy có thể gieo mầm cho những vấn đề rắc rối về sau. Trước khi bà Truss được xác nhận là nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ, một số nghị sĩ trong đảng đã khuyên bà tránh điều mà họ gọi là sai lầm của cựu Thủ tướng Boris Johnson khi chỉ dựa vào lòng trung thành để bổ nhiệm nội các. Điều đáng chú ý là nội các mới của bà Truss dường như không có bộ trưởng nào ủng hộ ông Rishi Sunak trong cuộc đua lãnh đạo vừa qua.

Cũng cần phải khách quan nhìn nhận rằng, các thủ tướng ở Anh có xu hướng lựa chọn những người mà họ biết rõ và tin tưởng, nhất là khi họ phải cáng đáng trọng trách nặng nề ở Phố Downing. Nhưng, điều đáng chú ý là các chức vụ cao cấp nhất đều được bà Truss giao cho những người là bạn bè, đồng nghiệp cũ và những người cùng quan điểm với bà. Quan trọng nhất là bà Truss chỉ chọn những người ủng hộ mình.

Bà Truss không tìm thấy có vai trò nào dành cho ông Sunak hoặc một loạt cựu bộ trưởng đã hỗ trợ ông trong cuộc tranh cử chức lãnh đạo đảng vừa qua, trong đó có những cái tên quen thuộc như: Sajid Javid, Michael Gove, Steve Barclay, Grant Shapps, Dominic Raab và George Eustice.

Một số người, như ông Gove đã từ chối trước trong khi những người khác, như ông Javid, được cho là đã từ chối các vị trí kém quan trọng hơn. Nhưng, hầu hết trong số họ sẽ chấp nhận một vị trí quan trọng hơn nếu được yêu cầu.

Bắt tay ngay vào việc

Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị thủ tướng, bà Truss đưa ra lời cam kết sẽ chung tay khẩn trương giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng bằng một kế hoạch kiềm giữ giá năng lượng dự kiến sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Bà Truss dự kiến sẽ công bố kế hoạch kiềm giữ chi phí năng lượng ở mức khoảng 2.500 bảng Anh một năm cho đến năm 2024 - nhưng sẽ thực hiện việc hoàn trả chi phí thông qua các hóa đơn tương lai của khách hàng, thay vào đó, người dân sẽ tự mình đi làm thủ tục hoàn phí. Khoản tài trợ phổ thông trị giá 400 bảng Anh sẽ được trao cho các hộ gia đình vào mùa thu năm nay dự kiến sẽ được tính vào trong kế hoạch này, vì vậy giới hạn giá năng lượng thực sự sẽ được duy trì ở mức khoảng 1.971 bảng Anh hiện tại. Các nguồn tin đảng Bảo thủ xác nhận rằng giá khí đốt bán buôn có thể sẽ được giới hạn, có nghĩa là kế hoạch của Thủ tướng Truss cũng sẽ giúp hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Tuy nhiên, kế hoạch này dự kiến sẽ được trả bằng cách vay thêm, sau khi Bộ trưởng Kwarteng đưa ra kế hoạch “nới lỏng tài khóa” do quy mô của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trong bài phát biểu, bà Truss hứa sẽ thực hiện “hành động ngày này và hằng ngày” để đưa đất nước trở thành “quốc gia khát vọng”, đề cập đến các kế hoạch cải cách kinh tế lớn.

Những người trong cuộc cho rằng bà sẽ khởi động một chính sách chớp nhoáng trong 3 tuần tới trước khi đảng Bảo thủ triệu tập hội nghị thường niên tại Birmingham. Bà sẽ phải đưa ra các định hướng chính sách lớn trong một chương trình nghị sự quá tải với lạm phát và chi phí năng lượng tăng vọt, viễn cảnh về mùa thu với các cuộc đình công, hoạt động của hệ thống y tế và dịch vụ xe cứu thương đang bị đình trệ và cuộc xung đột ở Ukraine không có dấu hiệu lắng dịu. Cuộc gọi đầu tiên của bà với một nhà lãnh đạo trên thế giới là gọi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Bà cũng phải phấn đấu hết sức để giành lấy sự đồng thuận trong các nghị sĩ đảng Bảo thủ trước tình trạng đảng này đang bị chia rẽ sâu sắc và đã tụt lại phía sau trong các cuộc thăm dò. Cựu Thủ tướng Boris Johnson trong bài phát biểu của mình khi rời số 10 Phố Downing đã kêu gọi đảng Bảo thủ đoàn kết lại sau bà Truss, nhưng điều đó cũng chưa đủ và bà Truss cần phải làm nhiều hơn để giành lấy sự ủng hộ thống nhất trong đảng.

Theo CAND

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.