Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 12:34:58

Australia rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi vaccine tăng cường

0

Chính phủ Australia vừa công bố rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19, tính từ khi hoàn tất tiêm mũi vaccine thứ hai, từ 6 tháng xuống còn 5 tháng. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chính phủ Australia vừa công bố rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19, tính từ khi hoàn tất tiêm mũi vaccine thứ hai, từ 6 tháng xuống còn 5 tháng.

Dựa trên quy định mới, ngày 12/12, Australia cũng bắt đầu khởi động chiến dịch tiêm vaccine tăng cường cho 1,5 triệu người đủ điều kiện.

Giám đốc Y tế quốc gia Australia, Giáo sư Brendan Murphy cho biết giới chuyên gia y tế của nước này vẫn đang nghiên cứu về biến thể Omicron của virus SAR-CoV-2 và chưa có dữ liệu nào cho thấy biến thể này có khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.

Tuy nhiên, Giáo sư Murphy cho rằng sau 6 tháng, khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ hiệu quả từ vaccine ngừa COVID-19 sẽ bị suy giảm đáng kể. Việc rút ngắn thời gian tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ giúp giảm tốc độ lây lan của biến thể mới, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho người dân.

Cho đến nay, Australia đã đạt được mốc 93,3% dân số trên 16 tuổi hoàn thành tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên và 89,2% đã được tiêm mũi thứ hai.

Theo Bộ trưởng Y tế nước này Grey Hunt, đã có 683.000 người dân đăng ký tiêm mũi vaccine tăng cường và con số này sẽ tăng lên trong những ngày tới.

Với việc rút ngắn thời gian chờ tiêm nhắc mũi vaccine tăng cường, tại Australia dự kiến sẽ có 4,1 triệu người đủ điều kiện đăng ký vào cuối tháng 12, sớm hơn một tháng so với tính toán ban đầu.

Cũng theo ông Hunt, Australia đảm bảo có đủ nguồn vaccine để cung cấp cho tất cả những ai cần tiêm mũi tăng cường. Tính đến hiện tại, nước này đã nhận được 7,2 triệu liều vaccine của Moderna và khoảng 40 triệu vaccine của Pfizer.

Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng đã đặt hàng được 15 triệu liều vaccine của Moderna dành riêng cho từng loại biến thể của virus SAR-CoV-2 cho năm 2022 và 60 triệu liều vaccine của Pfizer.

Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 13/12, Bộ trưởng Hunt xác nhận thời điểm mở cửa biên giới quốc tế dành cho sinh viên nước ngoài, người lao động có tay nghề cao và một số nhóm người có thị thực đủ điều kiện sẽ được thực hiện đúng theo kế hoạch vào ngày 15/12.

Ông Hunt cho biết Nội các Australia đã thảo luận vào chiều 10/12 dưới sự tham vấn của Giám đốc Y tế quốc gia và thống nhất giữ nguyên kế hoạch nới lỏng biên giới quốc tế.

Cùng ngày, tại cuộc họp báo ở thủ đô Canberra, trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Australia, Thủ tướng nước này Scott Morrison cũng khẳng định kế hoạch mở cửa trở lại cho du khách đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 15/12. Kế hoạch này sẽ được thực hiện tương tự như “bong bóng đi lại” giữa Australia và Singapore đã có hiệu lực trước đó.

Do sự bùng phát bất ngờ của biến thể Omicron, ngày 29/11, Chính phủ Australia đã thông báo lùi các kế hoạch nới lỏng biên giới quốc tế cho một số loại thị thực từ ngày 1/12 sang ngày 15/12.

Theo Thủ tướng Morrison, việc lùi thời gian mở cửa biên giới quốc tế muộn hơn 2 tuần là để Australia có thêm thời gian thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về biến thể Omicron, hiệu quả của vaccine, phạm vi dịch bệnh, mức độ lây nhiễm và nghiên cứu xem liệu biến thể này có thể tạo các triệu chứng nhẹ hơn hay không.

Việc tạm hoãn kế hoạch mở cửa biên giới của Canberra đã khiến hàng nghìn người bị ảnh hưởng, rất nhiều chuyến bay phải hủy bỏ và những sinh viên nước ngoài đã đặt vé máy bay đến Australia phải thay đổi lịch bay, chịu mất phí chuyển đổi vé.

Do diễn biến phức tạp của biến thể Omicron trên thế giới và tình hình thực tế về số ca mắc COVID-19 tại Australia, nhiều người đã lo ngại rằng nước này sẽ tiếp tục hoãn các kế hoạch nới lỏng biên giới thêm một thời gian nữa./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn