Cụ già neo đơn cần được giúp đỡ

Cụ già neo đơn cần được giúp đỡ

 Bà Trần Thị Xê (79 tuổi), ngụ tại số nhà 65, ấp An Quế, xã An Sơn (TX.Thuận An), không có chồng, con, người thân phải sống côi cút trong căn nhà tình thương cũ kỹ. Với mong ước có cái ăn, cái mặc đầy đủ, nhưng ước mơ đó gần như quá sức với bà khi tuổi đã xế chiều, không còn sức lao động.

Mong có tiền mổ tim để làm việc phụ giúp vợ con

Mong có tiền mổ tim để làm việc phụ giúp vợ con

(BDO) Cầm tờ giấy báo chi phí mổ tim trên 70,5 triệu đồng, vợ chồng anh Hồ Thanh Dũng - chị Nguyễn Thị Ngọc Phượng ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo bủn rủn cả tay chân. Số tiền lớn như thế này, anh chị lấy đâu ra khi cái ăn hàng ngày còn thiếu thốn. Trong khi đó, ngày hạn cuối mổ tim cho anh đã đến gần…

Mâm bánh cam nuôi con bệnh, cháu thơ

Mâm bánh cam nuôi con bệnh, cháu thơ

Người ta thường gọi bà là dì bánh cam chứ ít ai biết tên thật của bà. Hàng ngày với chiếc xe đạp cà tàng, bà vẫn lọc cọc trên những tuyến đường của TP.Thủ Dầu Một kiếm từng đồng để nuôi người con gái bị bệnh và những đứa cháu còn quá thơ ngây.

Hãy giúp em Tiến có tuổi thơ hồn nhiên

Hãy giúp em Tiến có tuổi thơ hồn nhiên

 (BDO) Tuổi lên 9, cái tuổi vui chơi hồn nhiên của các em nhỏ, nhưng với em Nguyễn Lê Văn Tiến ở khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, TX. Dĩ An (Bình Dương) lại khác. Mỗi khi nhìn chúng bạn chạy nhảy vui đùa cùng nhau em lại ước rằng, mình cũng được khỏe mạnh để chạy nhảy như các bạn. Thế nhưng, vì bị bệnh thoát vị bẹn nên em đành phải ngồi đó nhìn các bạn. Với thu nhập ít ỏi từ công việc bán bánh ít của mẹ, không biết đến khi nào mẹ em mới có đủ tiền để phẫu thuật thoát vị bẹn cho em.

Người mẹ già làm mướn nuôi 2 con bệnh tật

Người mẹ già làm mướn nuôi 2 con bệnh tật

Bà Ba lấy chồng nay cũng gần 40 năm. Gia đình nhà chồng cũng nghèo nên vợ chồng bà chỉ biết dựa vào sức mình kiếm sống. Như bao người mẹ khác, bà hạnh phúc biết bao khi 3 đứa con trai lần lượt ra đời. Nhưng niềm hạnh phúc ấy chưa được bao lâu thì người con đầu (sinh năm 1974) và con thứ 2 (sinh năm 1975) mắc chứng bệnh thần kinh. 15 năm trước, người chồng của bà cũng phát hiện mắc bệnh lao. Nhà nghèo, con lại bệnh nên ông cũng phải đi làm thuê để kiếm tiền phụ vợ lo cho con. Chính sự lao lực đó đã khiến sức khỏe của ông ngày một suy kiệt và dần dần không còn phụ vợ được gì nữa. Hơn một năm trước, chồng bà nằm liệt một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân của chồng, 2 con bị bệnh đều do bà lo liệu. Trong khi đó, bà còn phải đi làm mướn để lo cái ăn cho cả gia đình, với sự phụ giúp của người con trai út đang đi làm công nhân.  Bà Ba bên người con trai thứ hai bị bệnh thần kinh

Hãy giúp em thêm nghị lực để vượt qua bệnh tật

Hãy giúp em thêm nghị lực để vượt qua bệnh tật

 Cũng giống các bạn bè cùng trang lứa, với biết bao nhiêu ước mơ, hoài bão chờ đợi thực hiện, nhưng những căn bệnh quái ác liên tiếp ập đến đã cướp đi tương lai tươi sáng của chàng thanh niên đang ở độ tuổi bẻ gãy sừng trâu...

Tuổi già đơn lẻ

Tuổi già đơn lẻ

 Gia đình là tổ ấm. Thế nhưng với bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh (Tân Uyên) suốt mấy mươi năm qua bà sống cô đơn, lẻ bóng. Giờ đây đã bước qua tuổi 80, bà vẫn sống lầm lũi trong căn nhà không có người thân thích.

Anh Nguyễn Văn Ngọc mong được giúp đỡ

Anh Nguyễn Văn Ngọc mong được giúp đỡ

 (BDO) Mấy ngày qua, anh Nguyễn Văn Ngọc được bà con ở huyện Phú Giáo chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương chữa trị sau khi bị tai nạn giao thông. Hiện tình trạng sức khỏe của anh rất yếu, lúc tỉnh, lúc mê. Anh Ngọc là người hiền từ, sống có tình cảm, nhưng không có người thân, vợ con…, rất mong được các nhà Mạnh Thường Quân giúp đỡ.

Nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ

Nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ

 (BDO) Ngày 22-8, chúng tôi đã trở lại thăm một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà báo Bình Dương đã từng phản ảnh.

Người mẹ già nuôi con bệnh hiểm nghèo

Người mẹ già nuôi con bệnh hiểm nghèo

Ở cái tuổi 71, cái tuổi “xưa nay hiếm” đáng lẽ người mẹ già ấy đã được thanh thản vui vầy cùng con cháu. Thế nhưng hàng ngày cụ vẫn phải cặm cụi đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi lượm mủ đất bán để lấy tiền nuôi người con trai hơn 40 tuổi bị mù, mắc bệnh tiểu đường. Đó là hoàn cảnh của cụ Lại Thị Phơi, ngụ tổ 2, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo.

Tôi ước được đi làm trở lại để lo cho mẹ...

Tôi ước được đi làm trở lại để lo cho mẹ...

Mới dừng chân đầu hẻm hỏi nhà của mấy mẹ con nghèo khó, bệnh tật cần giúp đỡ, bà con ở gần đó đã đon đả chuyện trò, kể về gia đình này. Bởi, bằng tình cảm xóm giềng, họ mong có thật nhiều người giúp đỡ “mấy mẹ con nhà bác ấy bớt khổ, nhà có 3 người hết 2 người tật nguyền”...

Mong có một phép màu!

Mong có một phép màu!

Được sự giới thiệu, hướng dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm đến địa chỉ tổ 1, khu phố 8, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên để thăm gia đình bé Nguyễn Quốc An - một cháu bé chưa tròn 6 tuổi lại phải đang sống mòn mỏi, vật vã từng ngày vì căn bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu).

Nhắn tin từ thiện góp phần xoa dịu “Nỗi đau da cam”

Nhắn tin từ thiện góp phần xoa dịu  “Nỗi đau da cam”

Để tiếp tục khơi dậy tình cảm “thương người như thể thương thân”, huy động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, thực hiện dự án xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân, xây dựng nhà tình nghĩa, cấp học bổng, trợ giúp tìm việc làm cho nạn nhân và con em nạn nhân, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức chương trình nhắn tin từ thiện chung tay xoa dịu “Nỗi đau da cam” năm 2012.   Chất độc da cam - nỗi đau không bao giờ dứt (ảnh minh họa)

Khát vọng sống!

Khát vọng sống!

Sức khỏe là tài sản vô giá của con người. Giàu nghèo có thể có người không màng tới nhưng có được sức khỏe tốt thì ai ai cũng ước ao. Với bà Nguyễn Thị Lắm, 67 tuổi, là một hộ nghèo ở phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, dù mang trong mình 2 căn bệnh hiểm nghèo: ung thư tử cung và suy thận mãn giai đoạn cuối, đối mặt với bao đau đớn về thể xác nhưng khát vọng sống vẫn trỗi dậy trong bà. Dù giờ đây, sự sống của bà Lắm được tính bằng ngày nhưng bà vẫn còn nuôi hy vọng được sống, bởi cuộc sống này còn nhiều điều tươi đẹp mà con người được quyền hưởng thụ. Sự sống của bà Lắm giờ đây chỉ được tính bằng ngày

Làm sao trị được bệnh sỏi thận mãn tính?

Làm sao trị được bệnh sỏi thận mãn tính?

Đó là trăn trở của anh Huỳnh Văn Phương, SN 1975, ngụ D15/19/1 đường Võ Văn Vân, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM hơn 20 năm nay. Cũng vì mang trong mình căn bệnh sỏi thận mãn tính khó trị, mà trên cơ thể của anh hiện chằng chịt những vết mổ sau 7 lần phẫu thuật. Trao đổi với P.V, anh đến với chương trình Hãy gọi đến chúng tôi không phải nhờ trợ giúp về vật chất, tiền bạc mà thông qua chương trình, anh mong nhận được sự tư vấn, giúp đỡ về phương pháp trị bệnh hoặc gặp được thầy giỏi để anh trị dứt căn bệnh sỏi thận mãn tính.  Vì mang căn bệnh sỏi thận mãn tính, anh Phương đã phải nhập viện phẫu thuật nhiều lần

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU