Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 18-7-25 13:56:20
Hotline: 0274 383 347

Báo Mỹ: Washington và Bắc Kinh có nhiều bất đồng về vấn đề Biển Đông

0

Hình ảnh máy bay do thám Mỹ chụp được hôm 21-5 cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Biển Đông. (Nguồn: WSJ)

Trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Thủ đô Washington để thực hiện chuyến thăm chính thức Mỹ, tờ The Washington Times đã có bài phân tích về vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung.

Bài báo đã phân tích các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian vừa qua cũng như các tác động nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển từ các hoạt động tôn tạo với quy mô lớn của Trung Quốc ở một số bãi, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo bài báo các bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nhiều, đáng chú ý là trong các vấn đề chống biến đổi khí hậu, gián điệp mạng, các hoạt động quân sự hiếu chiến ở Biển Đông, vấn đề nhân quyền, bảo hộ cho các hoạt động kinh doanh sản xuất, thao túng tiền tệ của Trung Quốc…

Những vấn đề này đang làm trầm trọng thêm các bất đồng vốn có giữa hai nước và khó có thể giải quyết được ngay trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Mỹ.

Thời gian vừa qua, Mỹ và Trung Quốc cũng đã có không ít tranh cãi về vấn đề Biển Đông. Trong khi Washington tập trung bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng tại đây được lưu thông một cách bình thường, đồng thời khuyến khích tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc lại thực hiện âm mưu gặm nhấm Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng chủ quyền của mình.

Năm ngoái, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, gây ra nguy cơ bất ổn tại khu vực.

Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là một trong những trọng tâm của các cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington trong tuần này.

Trên thực tế, Trung Quốc đã bồi đắp, tôn tạo với quy mô lớn một số bãi, đá tại Biển Đông. Có nơi, Trung Quốc đã bồi đắp hình thành đảo nhân tạo có diện rất lớn. Một số nước khác cũng có các hoạt động khai hoang tại một số đảo nhưng với quy mô nhỏ.

Ước tính, trong 2 năm qua, tổng diện tích Trung Quốc bồi đắp lớn gấp 17 lần diện tích bồi đắp của các nước khác trong khu vực suốt 40 năm.

Các dự án cải tạo và đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang làm gia tăng tranh chấp giữa Trung Quốc với các bên liên quan khác, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.

Hiện nay, các tác động môi trường từ các hoạt động tôn tạo củaTrung Quốc là rất lớn. Những hoạt động của Trung Quốc đang đe dọa tới nguồn thủy sản, sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra một mối đe dọa lâu dài đối với một số loài sinh vật biển quý hiếm trên thế giới.

Hàng nghìn rạn san hô, thảm cỏ biển, hệ sinh thái biển đang nhanh chóng bị hủy hoại và chôn vùi do Trung Quốc tăng cường các hoạt động tôn tạo, bồi đắp tại Biển Đông.

Theo thống kê, có khoảng 300 triệu người sống trực tiếp phụ thuộc vào nguồn tài nguyên Biển Đông, khoảng 1,9 tỷ người sử dụng nguồn lương thực từ vùng biển này. Nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động hủy hoại môi trường sinh thái, nguy cơ bất ổn sẽ càng gia tăng.

Hai thập kỷ qua, Biển Đông đã góp phần mang lại tăng trưởng kinh tế chủ yếu cho Trung Quốc và các quốc gia ven biển. Hiện, Trung Quốc có tới 70.000 thuyền đánh cá - nhiều nhất trên thế giới - nhưng lại có rất ít các quy định đối với việc đánh bắt cá tại vùng biển này.

Rõ ràng, các hành động như vậy của Trung Quốc ở Biển Đông trái với các Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Việc quân sự hóa một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Để góp phần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Washington, cần lên án Trung Quốc về các hành động quân sự hóa tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kêu gọi nước này bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, giảm thiểu khả năng xung đột có thể xảy ra làm hủy hoại tới môi trường biển.

Các nước nên lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học biển, nhận thức rõ vấn đề an ninh lương thực và an ninh môi trường Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động tôn tạo trái phép, các hoạt động đánh bắt cá tận diệt, tàn phá các rạn san hô, gây ảnh hưởng tới các loài sinh vật biển.

Các quốc gia liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, cần ngừng tất cả các hoạt động hủy hoại hệ sinh thái Biển Đông, đe dọa tới sự đa dạng sinh học. Với tư cách là nước lớn, Trung Quốc nên trở thành tấm gương và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, bắt đầu từ Biển Đông.

Các nước trong khu vực cũng phải có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên biển quý giá. ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để đạt được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) và cộng đồng quốc tế cần trợ giúp nỗ lực này của ASEAN./.

Theo TTXVN

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Khôi phục thành công dữ liệu hộp đen

Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.

Cảnh sát Thái Lan phát hiện thiết bị nổ tự chế tại Sân bay quốc tế Phuket

Lực lượng chức năng Thái Lan đã tiến hành kiểm tra chi tiết chiếc xe máy bị bỏ lại tại khuôn viên sân bay Phuket và phát hiện một vật thể giống như thiết bị nổ tự chế đã giấu trong xe.

Iran tuyên bố tôn trọng lệnh ngừng bắn nếu Israel không vi phạm

Tổng thống Iran khẳng định nước này sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất với điều kiện Israel cũng thực hiện đúng các cam kết trong thỏa thuận.

Mỹ tuyên bố Israel và Iran đồng ý ngừng bắn, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nêu rõ: “Israel và Iran đã hoàn toàn đồng ý về một lệnh ngừng bắn toàn diện... trong 12 giờ, và sau đó, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc.”

Israel tấn công miền Trung và Nam Iran, Mỹ cảnh báo Tehran "không nên trả đũa"

Trong một tuyên bố ngày 22-6, Israel tuyên bố 30 máy bay của lực lượng phòng không nước này đã tấn công hàng chục mục tiêu quân sự ở Isfahan, Bushehr, Ahvaz và lần đầu tiên tại Yazd của Iran.

Mỹ tuyên bố hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ đã hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp mở khẩn về xung đột Israel-Iran trong bối cảnh giao tranh đã kéo dài sang ngày thứ 8.

Căng thẳng Israel-Iran: Israel sẽ triển khai các chuyến bay sơ tán ra nước ngoài

Israel ưu tiên cao cho các đối tượng là du khách, nhà ngoại giao, các nhóm thanh thiếu niên, cùng những người có nhu cầu nhân đạo và y tế khẩn cấp... rời khỏi đất nước này.

Căng thẳng Israel-Iran: Một loạt vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Tehran

Người phát ngôn quân đội Israel Effie Defrin cho biết lực lượng Israel đã tấn công hơn 1.100 mục tiêu trên khắp Iran trong hàng trăm cuộc không kích kể từ khi giao tranh bắt đầu.

Tổng thống Mỹ: Việc G8 loại Nga khỏi nhóm là một "sai lầm"

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Điện Kremlin đều cho rằng việc loại Nga khỏi G8 là sai lầm, ảnh hưởng lớn đến an ninh và đối thoại quốc tế.