Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 2-5-25 17:24:09

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc 20 loại bệnh về tim mạch

0

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu cho biết những người mắc COVID-19 có nguy cơ xuất hiện bệnh lý liên quan đến tim mạch 30 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc 20 bệnh khác nhau về tim mạch, như đau tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đột quỵ, rối loạn mạch máu não và rối loạn nhịp tim.

Ngay cả những bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những người không nhiễm virus.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Fox News, Tiến sỹ Evelina Grayver, phụ trách chương trình sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Northwell Health, cho biết: "Có 20 rối loạn về tim đã được chẩn đoán ở các bệnh nhân có hội chứng COVID kéo dài. Phổ biến nhất là thở dốc và mệt mỏi."

Tiến sỹ Grayver cho biết nhiều bệnh nhân phải chịu các hội chứng COVID-19 kéo dài liên quan tim mạch như viêm cơ tim rất sợ tập thể dục, nhưng chính việc tập luyện có thể đóng một vai trò trong phục hồi.

Bà kêu gọi những người có lịch sử viêm cơ tim và sợ tập thể dục nên tham gia một chương trình phục hồi tim và sau khi chức năng tim được phục hồi hoàn toàn, vấn đề còn lại là thúc đẩy bản thân luyện tập hằng ngày.

Bà Grayver giải thích rằng khi một người mắc COVID-19, thay đổi sinh lý lớn có thể xảy ra với cơ bắp và tim mạch. Bà nói: "Nếu một người khỏe mạnh nằm trên giường 24 giờ liền, cơ bắp của họ sẽ lập tức bắt đầu teo đi. Điều tương tự cũng xảy ra trong thời gian mắc COVID-19." Luyện tập sẽ giúp giải quyết tình trạng xuống cấp này.

Các chuyên gia y tế cho biết các bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh có vấn đề tim mạch cần bắt đầu một chương trình luyện tập phục hồi. Sau khi hoàn thành chương trình này sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn về thể chất, tinh thần và cảm xúc để tiếp tục chế độ luyện tập độc lập của mình.

Đối với các bệnh nhân COVID-19 có vấn đề về phổi, bà Grayver gợi ý nên theo dõi nồng độ oxy trong máu (SpO2) để có chế độ luyện tập phù hợp.

Bà Grayver cũng cho biết bên cạnh chế độ luyện tập, việc bổ sung nước và chất dinh dưỡng để giảm phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể cũng rất hữu ích trong quá trình phục hồi sau các triệu chứng COVID kéo dài./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.