Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 9-5-25 14:01:02

Bệnh rôm sảy ở trẻ em - Cha mẹ nên biết

0

Rôm sảy là một bệnh lành tính rất phổ biến ở trẻ em, bệnh có thể tự khỏi khi thời tiết trở nên mát mẻ. Tuy bệnh không quá nghiêm trọng dẫn đến tử vong cho trẻ em nhưng nó cũng là nguyên nhân làm cho trẻ mệt mỏi, chán ăn, ngứa và quấy khóc…

Nguyên nhân trẻ nhỏ thường dễ mắc rôm sảy: Ở trẻ sức đề kháng còn kém, khi trẻ phải đối diện với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt bệnh rôm sảy dễ phát triển. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do các tuyến mồ hôi bị bít tắc làm cho mồ hôi không thoát ra được. Từ đó, trên da trẻ sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ về sau chuyển sang màu đỏ tập trung thành từng mảng chủ yếu ở trán, cổ, vai, ngực cũng có thể xuất hiện ở nách, bẹn, háng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ sẽ hay quấy khóc.

Điều trị bệnh rôm sảy: Trong trường hợp da trẻ bị rôm sảy nhẹ thì không cần điều trị, nhưng nếu da trẻ bị viêm nhiều có thể dùng các loại thuốc bôi để làm giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên nên đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu rôm sảy đi kèm với các triệu chứng say nắng, mệt mỏi, khó thở hoặc ói mửa bất thường, cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ vì khi đó rôm sảy chỉ là một dấu hiệu bên ngoài của một sự rối loạn chưa biết bên trong. Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, uống sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường. Mặc quần áo rộng, thoáng, vải cotton, mềm, dễ hút ẩm. Không nên cho trẻ mặc quần áo quá bó sát người. Mặc tã lót khi thật sự cần thiết, vì mặc tã thường xuyên dễ làm cho trẻ bị hăm tã, ẩm ướt rôm sảy nhiều hơn.

Phòng bệnh rôm sảy: Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh, khi đi ra trời nắng phải đeo khẩu trang và mặc áo che kín da cho trẻ. Giữ cho da trẻ luôn sạch, nên tắm rửa cho trẻ bằng nước mát. Vừa tắm xong có thể dùng các loại có phòng ngừa rôm sảy để thoa lên người trẻ, làm cho da trẻ được thông thoáng. Phòng ngủ của trẻ nên giữ mát mẻ và thoáng khí.

BÍCH HẠNH

(TT Truyền thông Giáo dục Sức khỏe)

Từ khóa: Bệnh rôm sảy

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.