Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 17:31:32

Bổ sung dinh dưỡng thế nào sau mắc Covid-19?

0

Bạn đọc Trần Vân Anh (Bình Dương) hỏi: Gia đình tôi có 2 người mắc Covid-19 nhưng được điều trị tại nhà hiện đã khỏi bệnh. Đó là mẹ tôi 50 tuổi và bà 72 tuổi. Vậy tôi cần chăm sóc dinh dưỡng như thế nào để người nhà sớm hồi phục sức khoẻ?

Bác sĩ Hoàng Thị Hằng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời: Hầu hết các ca mắc Covid-19 nhẹ được điều trị tại nhà sẽ khỏe hơn sau vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Một số người có thể gặp tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác hụt hơi, đau đầu, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, thay đổi vị giác, chán ăn…

Sau khi khỏi bệnh Covid-19 cần ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả… (Ảnh minh họa từ Internet)

Với độ tuổi 50, 72 tuổi là đã thuộc đối tượng trung niên và cao tuổi nên cần dùng những protein có giá trị sinh học cao và có tỉ lệ acid amin cân đối như trứng, sữa, thịt, cá, tôm… Lưu ý chế biến món ăn ở dạng lỏng, mềm, hầm nhừ để dễ tiêu hóa và hấp thu.

Cần chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, từ 5-6 bữa. Trong trường hợp ăn uống kém có thể cho bệnh nhân bổ sung các loại sữa năng lượng cao, nước trái cây. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, đặc biệt các loại hoa quả giàu vitamin C, E, A như cam, bưởi, ổi, kiwi, đu đủ, táo… Cần uống đủ từ 1,5 -2 lít nước/ngày.

Người cao tuổi nên hệ tiêu hóa hoạt động kém, do đó cần hạn chế các món xào, chiên nhiều dầu mỡ và các thực phẩm khó tiêu.

Ngoài ra, nên vận động nhẹ nhàng theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nên tập các bài tập thở, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh mỗi ngày từ 30- 60 phút. Nên tập từ từ tăng dần, không nên tập gắng sức ngay từ những buổi tập đầu tiên. Tắm nắng mỗi ngày từ 15-30 phút để giúp hấp thu vitamin D, qua đó tăng đề kháng, giúp cơ thể nhanh phục hồi.

Theo NLĐ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn