Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 13:08:00

Bộ Y tế đề xuất 5 chính sách lớn trong dự án Luật Phòng bệnh

0

Bộ Y tế đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh theo hướng kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bổ sung các quy định về 5 vấn đề lớn.

Phòng cách ly trẻ mắc bệnh truyền nhiễm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Phòng cách ly trẻ mắc bệnh truyền nhiễm

Ngày 18-2, Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thông tin, Bộ Y tế đang đề xuất 5 chính sách lớn trong dự án Luật Phòng bệnh. Việc xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

Ông Đức cho hay tại Điều 38 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định “mọi người đều có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh” và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 đã đưa ra quan điểm: “Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng.”

Trong thời gian qua, chất lượng sống của người dân còn hạn chế do bệnh tật; người Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều hơn. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc người Việt cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh của các bệnh không lây nhiễm và gánh nặng bệnh tật (chiếm tới 73% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chiếm tới 81% tổng số tử vong toàn quốc); sự gia tăng các yếu tố nguy cơ về môi trường như ô nhiễm môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan...

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều cộng đồng dân cư, góp phần làm gia tăng các trường hợp nhập viện. Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, nghiện rượu và chất kích thích ngày càng gia tăng, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, do tác động của mất mát, khó khăn kinh tế và áp lực cuộc sống, làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Để khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên cũng như thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý trong tình hình mới, việc xây dựng Dự án Phòng bệnh rất cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

Bộ Y tế đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh theo hướng kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bổ sung các quy định về 5 vấn đề: Phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Phòng, chống các rối loạn sức khỏe tâm thần; Bảo đảm dinh dưỡng trong phòng bệnh; Phòng bệnh trước tác động của các yếu tố nguy cơ khác khác như phòng bệnh trong các cơ sở giáo dục, trong cung cấp nước sạch, bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, dự phòng thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng; Các điều kiện bảo đảm để phòng bệnh.

Đây là các chính sách lần đầu tiên được đề xuất điều chỉnh ở cấp độ luật để bảo đảm cho các hoạt động này được thực hiện ổn định, lâu dài và là hướng đi mới đối với công tác phòng bệnh để đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Trên cơ sở mô hình, gánh nặng bệnh tật, Bộ Y tế xác định và đề xuất 5 chính sách đưa vào dự án Luật; từng chính sách có mục tiêu riêng là phòng các bệnh theo từng lĩnh vực nhưng đều hướng tới mục tiêu chung, xuyên suốt là phòng bệnh góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh đó giữa các chính sách có mối liên kết chặt chẽ với nhau mang tính nhân quả như: việc thực hiện tốt chính sách dinh dưỡng sẽ góp phần đạt được mục tiêu chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm cũng như bệnh truyền nhiễm vì dinh dưỡng là nền tảng sức khỏe nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi và ngược lại...

Việc đề xuất 5 chính sách nêu trên trong dự án Luật Phòng bệnh hoàn toàn phù hợp với mô hình và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phòng, chống bệnh không lây nhiễm (bao gồm cả các rối loạn sức khỏe tâm thần); phòng, chống các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ đó đề xuất các quy định pháp luật để phòng bệnh bao gồm cả các giải pháp phòng, chống trực tiếp (dự phòng cấp 2 - không để bệnh nặng lên, dự phòng cấp 3 - không để tàn phế hay tử vong) và giải pháp để kiểm soát yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe (dự phòng cấp 0 - không cho yếu tố nguy cơ xảy ra, dự phòng cấp 1 - không để bệnh xảy ra) để phòng bệnh chứ không chỉ đơn thuần tiếp cận theo hướng chỉ tập trung vào các giải pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng bệnh. Với cách tiếp cận như vậy sẽ bảo đảm được tính bao phủ, toàn diện hơn và mối liên hệ giữa các chính sách.

Ngày 12-02-2025, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Báo cáo số 189/BC-BYT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Thành viên Chính phủ và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ về đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Theo đó, Bộ Y tế cho rằng việc xây dựng Luật Phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội do vậy Bộ Y tế tiếp tục đề xuất bổ sung dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 để sớm được Quốc hội xem xét và ban hành trong năm nay./.

Theo TTXVN

Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, phức tạp

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, số ca mắc và ca bệnh nặng liên tục tăng.

Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Các tỉnh tiếp tục rà soát, không bỏ sót đối tượng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tỷ lệ tiêm chủng thấp, tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng."

Bình Dương thành lập 9 trung tâm y tế khu vực

Thực hiện đổi mới, sắp xếp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, ngành y tế Bình Dương chủ trương thành lập các trung tâm y tế khu vực trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế huyện, thành phố

Bộ Y tế thu hồi thuốc Alfachim 4.2 do không đạt tiêu chuẩn

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã kiểm nghiệm mẫu thuốc viên nén Alfachim 4.2, kết quả không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.

Ra quân diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên đã triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025.

Chung tay phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ

Mùa hè, tai nạn thương tích ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm sức khỏe, hạn chế xảy ra các vụ tai nạn thương tích cho trẻ, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Khai trương hệ thống khám, chữa bệnh sinh trắc học, kiosk tự phục vụ

Sáng 19-6, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng tổ chức ra mắt mô hình khám, chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ.

Lạm dụng rượu, bia có nguy cơ tàn tật và tử vong

Rượu, bia là một trong những nguy cơ gây tàn tật, tử vong nhưng nhiều người vẫn còn thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của mình.

Bộ Y tế: Phát hiện một số cơ sở, nhà thuốc kinh doanh thuốc giả

Đoàn kiểm tra đã phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm. Cục Quản lý Dược đã xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin vi phạm đến các cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.

Khám sức khỏe cho cán bộ trung cao

Trung tâm Y tế TP.Dĩ An vừa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ trung cao thuộc các cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố.