Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 23:34:50

Các xu thế công nghệ và ứng dụng Blockchain vào sản phẩm số

0

Nhằm thúc đẩy phong trào học tập, trau dồi kiến thức, cung cấp cho sinh viên (SV) cơ hội tiếp xúc với các công nghệ mới, từ đó định hướng các cơ hội nghề nghiệp phù hợp hiện nay, Viện Kỹ thuật - Công nghệ trường Đại học Thủ Dầu Một vừa phối hợp tổ chức tọa đàm “Tập huấn kỹ năng các xu thế công nghệ và ứng dụng Blockchain vào sản phẩm số”.

Hơn 200 SV trường Đại học Thủ Dầu Một đã tham gia tọa đàm. 


Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng tặng hoa cảm ơn các diễn giả, đối tác đồng hành và hỗ trợ tổ chức tọa đàm

Trong buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc chương trình Công nghệ thông tin Viện Kỹ thuật - Công nghệ trường Đại học Thủ Dầu Một đã lấy từ “công nghệ số 4.0” để đề cập đến thời đại công nghệ hiện tại. Cô cho rằng buổi tọa đàm này có ích cho SV trong nhóm ngành công nghệ thông tin Viện Kỹ thuật - Công nghệ và SV trường Đại học Thủ Dầu Một, đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại công nghệ số 4.0. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, trước khi diễn ra tọa đàm, SV chưa biết rõ về các công nghệ và sản phẩm số hiện tại. Tuy nhiên, sau buổi tọa đàm, bà hy vọng rằng SV sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn để áp dụng vào quá trình học tập và đời sống của mình.


Sinh viên tham dự buổi tọa đàm

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết trong những năm gần đây, công nghệ Blockchain phát triển và được ứng dụng ngày càng nhiều. Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới cho phép kết nối và phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ Blockchain. Các công nghệ cơ sở dữ liệu truyền thống đặt ra nhiều thách thức trong việc ghi lại các giao dịch tài chính. Chẳng hạn như hãy xét trường hợp bán một tài sản. Sau khi đã giao tiền, quyền sở hữu tài sản được chuyển cho người mua. Cả người mua và người bán đều có thể ghi lại các giao dịch tiền tệ, nhưng không nguồn nào là đáng tin cậy. Người bán có thể dễ dàng khẳng định rằng họ chưa nhận được tiền ngay cả khi họ đã nhận được, còn người mua cũng có thể phản bác rằng họ đã chuyển tiền ngay cả khi họ chưa thanh toán. 


Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi tọa đàm

Để tránh những vấn đề pháp lý có thể xảy ra, cần phải có một bên thứ ba đáng tin cậy để giám sát và xác thực các giao dịch. Sự hiện diện của cơ quan trung tâm này không chỉ làm giao dịch phức tạp thêm mà còn tạo ra một lỗ hổng. Nếu cơ sở dữ liệu trung tâm bị xâm phạm, cả hai bên đều có thể chịu thiệt hại.

Tại buổi tọa đàm, SV ngành công nghệ thông tin đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho diễn giả. Các bạn quan tâm đến những vấn đề mới nhất trong lĩnh vực công nghệ, từ những xu hướng mới nhất cho đến những thách thức và cơ hội của ngành công nghệ. Một số câu hỏi được đặt ra tập trung vào việc tìm hiểu về các công nghệ mới đang phát triển, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things - IoT hay Blockchain. SV muốn hiểu rõ về ứng dụng của các công nghệ này và cách chúng có thể thay đổi cuộc sống và công việc của các bạn. 


Sinh viên đặt câu hỏi cho diễn giả tại buổi tọa đàm

SV cũng quan tâm đến những rủi ro và thách thức mà đi kèm với việc áp dụng những công nghệ nói trên.

“Chuỗi khối giảm thiểu những vấn đề đã nêu trên, bằng cách tạo ra một hệ thống chống làm giả, phi tập trung để ghi lại các giao dịch. Trong trường hợp giao dịch tài sản, người mua và người bán đều được chuỗi khối tạo cho một sổ cái riêng. Tất cả các giao dịch phải được cả hai bên chấp thuận và được cập nhật tự động vào sổ cái của cả hai trong thời gian thực. 

Các giao dịch trước đây có bất cứ sai sót nào cũng sẽ làm toàn bộ sổ cái sai lệch theo. Những đặc tính đó của công nghệ chuỗi khối đã dẫn đến việc công nghệ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc tạo ra tiền kỹ thuật số như Bitcoin... Chuỗi khối là một công nghệ mới nổi trong những năm gần đây, nó đang được các ngành khác nhau áp dụng theo các cách thức sáng tạo khác nhau, như: Tài chính, truyền thông và giải trí, bán lẻ...”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm. 

MINH HIẾU – TRẦN MINH

 

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.