Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 18:34:42

Giáo dục

Hotline: 0274 383 347

Cần quy định cụ thể điều kiện để nhà giáo được kéo dài tuổi nghỉ hưu

0

Thường trực Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là một chính sách lớn, áp dụng đối với nhà giáo công lập và ngoài công lập, cần nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh phiên họp

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Quy định cụ thể điều kiện nhà giáo được kéo dài tuổi nghỉ hưu

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết dự thảo Luật Nhà giáo sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều; giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

Về nguồn kinh phí, trách nhiệm chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo, nhất là đối với nhà giáo ngoài công lập, đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và kinh phí thực hiện nhiệm vụ này.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị tiếp thu và bổ sung quy định “Kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc do ngân sách nhà nước bảo đảm;” chính sách này áp dụng cho cả nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Thường trực Ủy ban cho rằng đây là một chính sách lớn, áp dụng đối với nhà giáo công lập và ngoài công lập, cần nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước.

Báo cáo đánh giá tác động mới chỉ đánh giá về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với nhà giáo mầm non, phổ thông ngoài công lập.

Chính sách này chưa thống nhất với quy định Luật Viên chức. Do vậy, nếu quy định như đề xuất của Cơ quan chủ trì soạn thảo thì ngân sách Nhà nước không thể bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo công lập và ngoài công lập ở các cấp học, trình độ đào tạo.

Trường hợp giữ quy định như trên, cần giao Chính phủ quy định chi tiết về nguồn kinh phí thực hiện, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với nhà giáo ngoài công lập.

Dự thảo Luật dự kiến sẽ thiết kế thành 2 phương án. Phương án thứ nhất, quy định kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Phương án hai, quy định đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo quy định của Luật Viên chức; đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Việc cải thiện chính sách tiền lương cho công chức, viên chức cần được nghiên cứu, tính toán đồng bộ trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương theo vị trí việc làm.

Đáng chú ý, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể yêu cầu, điều kiện để nhà giáo được kéo dài tuổi nghỉ hưu; băn khoăn về kéo dài thời gian làm việc đối với nhà giáo ở cấp học mầm non, phổ thông...

Thường trực Ủy ban cho rằng việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao; khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà giáo trình độ cao ở một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù mà xu hướng phát triển đất nước đang cần.

Dự thảo Luật cũng quy định rõ điều kiện thực hiện chính sách này khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; đồng thời bổ sung tiêu chí “đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở giáo dục.”

Trong thời gian được kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Làm rõ quy định thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo

Cho ý kiến về chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục triển khai việc sắp xếp cải cách tiền lương theo vị trí việc làm.

Dự thảo Luật quy định "khi nhà giáo được tuyển dụng lần đầu thì mức lương khởi điểm sẽ tăng lên 1 bậc so với hệ thống thang bảng lương chung," có thể tạo nên sự không đồng bộ, bất cập khi nghiên cứu tổng thể hệ thống cải cách tiền lương theo vị trí việc làm.

ttxvn-nguyen-thi-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gợi mở, khi thực hiện cụ thể vị trí việc làm, sẽ thiết kế hệ thống thang bảng lương của nhà giáo theo hướng, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương.

"Nội dung này đã được thể hiện, khẳng định trong Điều 25 dự thảo Luật", Phó Chủ tịch Quốc hội nêu.

Về đạo đức nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng nên đổi thành "quy định về đạo đức nhà giáo" bởi đạo đức nhà giáo rất khó định nghĩa, thể hiện trong hành vi, ứng xử hàng ngày của nhà giáo và được mọi người đánh giá.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng đạo đức là một hệ giá trị chuẩn mực.

Tuy nhiên, trong các từ điển thì lại đề cập đến quy tắc chuẩn mực ứng xử hoặc hệ thống các nguyên tắc, quy phạm để điều chỉnh hành vi. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội nhất trí với đề xuất đổi thành "quy định về đạo đức nhà giáo," như vậy dễ thuyết phục hơn, tránh tranh cãi về học thuật không cần thiết.

Liên quan đến quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị làm rõ điểm khác giữa dự thảo Luật so với Luật Viên chức.

ttxvn-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Ngoài phân cấp cho người đứng đầu cơ sở giáo dục, dự thảo Luật đang quy định phân cấp cho cả cơ quan quản lý giáo dục. Tuy nhiên, Luật Viên chức chỉ phân cấp cho người đứng đầu cơ sở sự nghiệp công lập.

"Như vậy, chúng ta đang mở ra nhưng lại hạn chế bớt quyền của cơ sở giáo dục - với tư cách là một cơ sở giáo dục công lập. Vấn đề này cần phải làm rõ là thuận lợi hay bó buộc hơn đối với cơ sở giáo dục, so với quy định của Luật Viên chức," ông Hoàng Thanh Tùng nêu.

Về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị làm rõ việc quản lý giáo viên đối với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ tuyển dụng thì việc điều động, luân chuyển công tác của giáo viên, thẩm quyền sẽ do cơ quan nào quản lý.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu, bổ sung chính sách thu hút đối với nhà giáo dạy tiếng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; chính sách đặc thù trong tuyển dụng nhà giáo người dân tộc thiểu số và nhà giáo có trình độ chuyên môn cao về công tác tại vùng đồng bào thiểu số.../.

Theo TTXVN

Trường Đại học Thủ Dầu Một đồng hành cùng thí sinh trong đăng kí nguyện vọng

Từ ngày 16 đến ngày 28-7, trường Đại học Thủ Dầu Một hỗ trợ thí sinh và phụ huynh từ nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và các vùng lân cận đến đăng kí nguyện vọng vào trường

Ông Lê Tuấn Anh được bầu làm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 28-6, Đảng bộ trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Tuyên dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu của ngành giáo dục và đào tạo

Ngày 28-6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2024 - 2025 và trao huy hiệu “Vì sự nghiệp trồng người”.

Đề thi Ngoại ngữ Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 : Vừa sức, thí sinh tự tin đạt điểm cao

Chiều 27-6, các thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đã hoàn tất môn thi cuối cùng – Ngoại ngữ, với thời gian làm bài 60 phút.

Đề thi Ngoại ngữ Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 : Vừa sức, thí sinh tự tin đạt điểm cao

Chiều 27-6, các thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đã hoàn tất môn thi cuối cùng – Ngoại ngữ, với thời gian làm bài 60 phút.

Các thí sinh bước vào ngày thi cuối cùng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hôm nay (27-6), các thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bước vào ngày thi cuối cùng.

Bình Dương vắng 47 thí sinh trong môn thi thứ 2

Chiều 26-6, các thí sinh bước vào môn thi thứ 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tăng cường năng lực chuyển đổi số trong quản lý, dạy học và đánh giá cấp Tiểu học

Sáng 26-6, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hè với chuyên đề: “Tăng cường năng lực chuyển đổi số trong quản lý, dạy học và đánh giá cấp Tiểu học”.

Thí sinh Bình Dương hoàn thành môn thi đầu tiên

Sau 120 phút làm bài thi môn Ngữ văn, nhiều thí sinh tại các điểm thi trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã rời phòng thi với tâm trạng nhẹ nhõm và phấn khởi.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.