Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 20:48:15

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc rượu

0

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Loan, Phòng Thông tin truyền thông và Quản lý ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, rượu uống thường có chứa ethanol - là chất ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh. Vì thế, nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol (có trong cồn công nghiệp). Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hóa thành formic acid gây độc cho gan, thận đặc biệt là gây toan hóa máu dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Loan cho rằng, để phòng ngừa ngộ độc rượu, khi uống thì nên chọn loại rượu có thương hiệu uy tín, bảo đảm an toàn thực phẩm và chỉ uống ít. Tuyệt đối không uống hoặc pha chế rượu từ cồn công nghiệp, vì có thể gây mù mắt và tử vong. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính, hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống rượu khi không biết rượu đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, xuất xứ. rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu, bia. Uống rượu cần kết hợp ăn thức ăn và cơm.

Khi có dấu hiệu bất thường sau khi uống rượu, cần đền ngay bệnh viện để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.

CẨM LÝ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.