Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 08:14:28

Doanh nghiệp Doanh nhân

Hotline: 0274 383 347

“Cây xương rồng” người dân tộc Nùng

0

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Vy Văn Thảy (SN 1936, xã Tân Hiệp, Phú Giáo). Ông Thảy là một trong những hộ đồng bào dân tộc Nùng, vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu, được công nhận là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm…

 

Ông Thảy (giữa) chia sẻ kinh nghiệm vươn lên làm kinh tế với cán bộ xã Tân Hiệp và phóng viên

Ông Vy Văn Thảy quê gốc Cao Bằng. Do hoàn cảnh mưu sinh khó khăn, năm 1988 ông đưa gia đình vào xã Tân Hiệp (Phú Giáo) khai hoang, phát triển kinh tế. Ông nhớ lại: “Những ngày đầu đến Bình Dương lập nghiệp, hai vợ chồng với số vốn ít ỏi phải gồng gánh 6 người con đang tuổi ăn, tuổi học. Hàng ngày, chúng tôi phải vừa khai hoang lấy đất trồng lúa, vừa làm thuê kiếm gạo nuôi con. Vất vả, khó khăn ban đầu cũng vơi khi chúng tôi làm được những vụ lúa trĩu hạt. Tuy nhiên, khí hậu tại đây ngày càng trở nên “xa lạ” với cây lúa. Do đó, nhiều vụ mất mùa, gia đình tiếp tục gặp khó khăn”.

Đầu năm 2000, Trung tâm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân xã đã đưa ra chính sách giúp người dân giống khoai mì, phân bón… Nắm cơ hội này, ông cùng gia đình tích cực trồng và chăm sóc khoai mì. Nhờ vậy đến cuối vụ, ruộng khoai mì nhà ông đã cho năng suất cao, giúp gia đình thoát khỏi cảnh thiếu ăn, con cái được đi học trở lại. Bên cạnh đó, chính sách miễn giảm học phí, quan tâm đến con em đồng bào dân tộc của tỉnh Bình Dương cũng làm ông yên lòng để tập trung phát triển kinh tế. Năm 2001, tỉnh tạo điều kiện cho người dân ở các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên… trồng cây điều để phát triển kinh tế. Gia đình ông cũng tiên phong trong việc thực hiện dự án này. Những năm đầu, cây điều cho thu nhập cao, nhưng sau đó giá điều quá bấp bênh khiến đời sống người dân trồng điều rơi vào cảnh “ăn bữa nay, lo bữa mai”.

Tuy vậy, với ý chí kiên cường, ông Thảy tự nhắc mình “không được gục ngã trước khó khăn”. Nhận thấy giá trị của cây cao su trong thời buổi kinh tế hiện nay, ông mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Ông tích cực học tập, tìm hiểu, tham khảo về cách trồng, chăm sóc cây cao su qua cán bộ hội nông dân, sách, báo, tivi... Đầu tiên, gia đình ông trồng được 4 ha cao su. Năm 2010, cao su cho thu hoạch, giá cao, mủ nhiều, đời sống gia đình ông có ít “của ăn” và góp “của để”, trả nợ. Tới nay, gia đình có 8 ha cao su đã cho thu hoạch, kinh tế gia đình ổn định, thu nhập hàng năm trừ chi phí còn lãi trên 300 triệu đồng/năm.

Không những làm kinh tế giỏi, ông còn chú trọng việc học tập của các con. Ý thức được sự vất vả của ba mẹ, các con ông đã nỗ lực cố gắng học tập thành tài. Giờ đây, 6 người con của ông Thảy, 2 người ổn định kinh tế tại Cao Bằng, 2 người làm giáo viên công tác tại huyện Phú Giáo, 1 người làm công chức tại UBND xã Tân Hiệp (Phú Giáo), người con út làm công an ở Lâm Đồng. “Từ khi trồng cao su, gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn trước. Món tiền lời từ “vàng trắng” đã giúp chúng tôi có điều kiện mua thêm đất, cất nhà, cuộc sống gia đình hạnh phúc. Các con được học tập, có công ăn, việc làm, trở thành người có ích cho xã hội, càng làm cho tôi vui hơn…”, ông Thảy tâm sự.

Khi kinh tế ổn định, ông Thảy còn có điều kiện giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khác về cây giống và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc. Ông được đồng bào nơi đây xem như tấm gương sáng để học tập và đặt biệt danh cho ông là “Cây xương rồng” bởi những nỗ lực vượt khó, vươn lên. Có thể thấy, từ chính sách quan tâm của chính quyền, sự nỗ lực vươn lên như ông Thảy, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đã có nhiều khởi sắc, thoát nghèo.

 

 T.TÂM - Đ.TUÂN

 

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Bưởi là trái cây thứ 7 của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Sau hơn 5 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu trái bưởi tươi của Việt Nam.

Quả vải Việt Nam ở châu Âu: Sự năng động của thương vụ Việt Nam

Với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được chuỗi cung ứng nông sản đạt chất lượng xuất khẩu vào các kênh phân phối tại thị trường Pháp và châu Âu.

Thủ công Việt kết hợp kỹ nghệ chế tác đồng hồ Thụy Sĩ

Hình ảnh tháp Rùa, hoa sen, phố cổ Hà Nội… cùng nghệ thuật sơn mài của Việt Nam được thể hiện trong bộ sưu tập 15 chiếc đồng hồ phiên bản Việt của Chopard.

Mexico thông báo tạm ngừng sản xuất bia Corona do dịch COVID-19

Công ty Grupo Modelo của Mexico ngày 2/4 thông báo sẽ tạm ngừng sản xuất bia Corona do lệnh tình trạng khẩn cấp về sức khỏe ở nước này liên quan đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

TP.HCM: Ý kiến từ doanh nghiệp về việc tạm dừng xuất khẩu gạo

Ngày 24/3, Bộ Tài chính đã ra Thông báo số 256/TB-BTC về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 của Văn phòng Chính phủ

Xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Sáng 18/4, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu tổ chức lễ công bố

Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế sơ bộ 0% với tôm Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam

Nuôi trâu làm nên cơ nghiệp

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước.

Khai trương Cửa hàng kem Fanny thứ 19 tại Bình Dương

(BDO) Tối 11-3, Cửa hàng kem Fanny thứ 19 đã tổ chức lễ khai trương chi nhánh Bình Dương tại Bình Dương Square, số 01 Phú Lợi, phường Phú Lợi, TP.TDM, Bình Dương.

Vươn lên từ mô hình nuôi trăn

Đi đầu với phong trào chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang nông nghiệp đô thị, hộ gia đình anh Dương Kim Dĩ ngụ ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, TX.Tân Uyên đã thành công trong phát triển mô hình mới mẻ này.