Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 23:36:10

Chân dung công dân số văn minh

0

Chuyển đổi số đang là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm. Tại Việt Nam, mục tiêu chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cột: Xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số. Trong đó, xã hội số được hình thành từ những công dân số. 

Theo “Cẩm nang Công dân số văn minh” do CFC Việt Nam biên soạn, một công dân kỹ thuật số hay công dân số là người có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để giao tiếp với người khác, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh và chính trị trên nền tảng kỹ thuật số. 


Hội thảo ISC 2023 được tổ chức bằng hình thức online, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước tham gia

Công dân số là người có kỹ năng, kiến thức và có thể truy cập internet thông qua máy tính, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số khác để tương tác với cá nhân, tổ chức và cộng đồng. 

Trong một thế giới số, công dân số có thể sử dụng các quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân của họ, am hiểu pháp luật và nắm được các quy định được phép hay cấm thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sử dụng internet cũng là công dân số. 

Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương về đặc điểm để xác định một công dân số, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc IOC Bình Dương, cho biết một công dân số được mô tả là người đạt trình độ nhất định về công nghệ; hiểu được thực tế của thế giới ảo và văn hóa số; có khái niệm sâu rộng về internet. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm và đạo đức thông tin; hiểu biết về luật truyền thông số và cẩn trọng trong giao tiếp; tích cực với truyền thông xã hội đa phương tiện; nhận thức được sự tôn trọng quyền riêng tư trên mạng; ủng hộ việc tham gia xã hội một cách tự chủ. 

Một công dân số văn minh có đầy đủ đặc điểm của một công dân số và cũng có các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, hành vi của con người trong môi trường số. Bộ quy tắc chung của một công dân số văn minh bao gồm các tiêu chí: Ứng xử văn minh trên mạng; sống thật trên mạng; phòng tránh cạm bẫy trên mạng. 


Các đại biểu, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và sinh viên ưu tú chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo ISC 2023 do Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế trường Đại học Bình Dương tổ chức

Phát biểu tại Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh năm 2020, PGS-TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết theo dự báo của tổ chức McKinsey công bố năm 2018-2030, có 70% công ty khắp thế giới sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo và GDP toàn cầu sẽ tăng 13.000 tỷ USD. Đến năm 2030, tỷ lệ tự động hóa đối với tất cả các công việc ở Hoa Kỳ sẽ là 38%, ở Nhật Bản là 24% và ở Hàn Quốc là 22% và trung bình ở các nước thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) sẽ là 14%. Điều này có nghĩa là nhiều việc làm sẽ được tự động hóa, robot hóa, tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng.

Nhằm giúp các sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của số hóa và trí tuệ nhân tạo trong tương lai, Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế trường Đại học Bình Dương đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “The International Scientific Conference 2023 - ISC 2023”. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức online, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước tham gia.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 3 bài diễn thuyết đến từ khách mời, 8 bài tham luận được trình bày bởi các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và sinh viên ưu tú có bài tham luận hội thảo.

Theo ông Vũ Đức Quý, Phụ trách Phòng Quản lý khoa học và quan hệ đối ngoại trường Đại học Bình Dương, Hội thảo ISC 2023 là cơ hội để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của số hóa và trí tuệ nhân tạo trong tương lai. Qua đó, giúp chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực học thuật và nghiên cứu khoa học, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước và thế giới.

MINH HIẾU

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.