Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 13:20:55

Chat GPT trong nghiên cứu định tính

0

Nhằm góp phần nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên, học viên, khoa Công nghiệp văn hóa, trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp với Vietnam Tourism Research (Mạng lưới nghiên cứu du lịch Việt Nam) tổ chức buổi trao đổi chuyên đề “Chat GPT trong nghiên cứu định tính”. Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều giảng viên, học viên đến từ các trường đại học thuộc khu vực phía Nam.

Tiến sĩ Lương Hà trao đổi, chia sẻ ứng dụng của Chat GPT trên Google Sheet trong nghiên cứu định tính

Thời gian qua, sự xuất hiện của ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer), một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài, dự án về du lịch, tiến sĩ Lương Hà, giảng viên trường Kinh doanh IÉSEG (Pháp) đã giới thiệu và trình bày các ứng dụng của Chat GPT trên Google Sheet trong nghiên cứu định tính đối với các công trình nghiên cứu nói chung, về lĩnh vực du lịch nói riêng.

Diễn giả Lương Hà cho biết, Chat GPT là một mô hình máy học dựa trên mạng neural, được huấn luyện trước để sinh ra các đoạn văn bản tự động. Nó được xây dựng bởi OpenAI và là một trong những mô hình truyền thông NLP (Natural Language Processing - Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) phổ biến nhất hiện nay. Chat GPT có thể được sử dụng để tạo ra các phản hồi tự động trong các ứng dụng chatbot, hỗ trợ khách hàng, hỏi đáp và nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực NLP.

TS. Trần Cẩm Thi, Trưởng khoa Công nghiệp văn hóa tặng quà lưu niệm cho TS. Lương Hà

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, Chat GPT hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ nghiên cứu với nhiều ưu điểm do có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu văn bản và trích xuất thông tin. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian so với việc tính toán thủ công.

Nhằm cung cấp cái nhìn chi tiết về cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra mô hình nghiên cứu, phân tích dữ liệu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách hiệu quả, diễn giả đã chia sẻ ứng dụng ChatGPT trong việc “coding” các chủ đề từ kết quả phỏng vấn cũng như việc phân tích các nguồn dữ liệu khác.

Tuy nhiên, diễn giả cũng đã nhấn mạnh, ChatGPT chỉ là một công cụ hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu định tính, nó không thể thay thế vai trò phân tích dữ liệu của con người, đặc biệt trong một số giai đoạn nhất định của nghiên cứu, ví dụ như tổng quan tài liệu (literature review), các nhà nghiên cần phải đích thân thực hiện...

Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm tham gia của toàn thể cán bộ - giảng viên khoa Công nghiệp văn hóa, trường Đại học Thủ Dầu Một và các nghiên cứu sinh đến từ các trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Văn Hiến, ĐH Văn Lang, ĐH Lạc Hồng, ĐH Quốc tế Miền Đông.

Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều giảng viên, học viên đến từ các trường đại học khu vực phía Nam

Trong khuôn khổ tọa đàm, TS. Lương Hà đã dành thời gian giải đáp thắc mắc của giảng viên, học viên về cách sử dụng ChatGPT trong việc hỗ trợ phân tích dự liệu có phải là đạo văn không, các công cụ khác trong phân tích định tính, Chat GPT phiên bản miễn phí và phiên bản có phí (ChatGPT addon) có những chức năng gì khác nhau,…

Theo TS. Trần Cẩm Thi, Trưởng khoa Công nghiệp văn hóa, trường Đại học Thủ Dầu Một, ChatGPT hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ nghiên cứu với nhiều ưu điểm đáng chú ý do có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu văn bản và trích xuất thông tin quan trọng. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian so với việc tìm kiếm thủ công. Buổi tọa đàm giới thiệu và khám phá ứng dụng của ChatGPT trên Google Sheet trong lĩnh vực nghiên cứu định tính. Bên cạnh đó, tọa đàm cũng cung cấp một cái nhìn chi tiết về cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ này để tạo ra mô hình nghiên cứu, phân tích dữ liệu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách hiệu quả.

Hy vọng rằng tất cả giảng viên, nhà nghiên cứu sẽ có những cập nhật mới nhất về cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu định tính...

MINH HIẾU

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.