Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 17-5-25 18:58:36

Chủ động, quyết liệt, trách nhiệm và luôn đi trước một bước để phòng chống bệnh do vi rút corona gây ra

0

Ngày 1-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp của vi rút Corona. Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự hội nghị có ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương. 

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bình Dương

Theo đại diện Bộ Y tế, tính đến 24 giờ ngày 31-1, Việt Nam đã ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh do nCoV, trong đó có 4 công dân Việt Nam và 2 công dân Trung Quốc. Để chủ động phòng chống bệnh, đại diện Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai nghiêm túc các văn bản, Chỉ thị chỉ đạo của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc phòng chống bệnh do nCoV. Đề nghị các tỉnh, thành phố thành lập ngay BCĐ cấp tỉnh, thành phố do chủ tịch tỉnh làm trưởng ban; đồng thời, chỉ đạo cấp huyện, xã thành lập BCĐ cấp huyện, xã do chủ tịch UBND huyện, xã làm trưởng ban; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong BCĐ. Các địa phương cần rà soát lại, bổ sung và ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh phù hợp trong giai đoạn hiện nay và cần có sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ, các ban ngành, đoàn thể... 

Các địa phương làm tốt công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh, huyện và truyền thanh ở cơ sở để người dân nắm được các nội dung cơ bản của dịch bệnh, không hoang mang; tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế; in tờ rơi gửi đến tận hộ gia đình để người dân nắm, thực hiện tốt việc phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. 

Ngoài thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế, yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng và khi ra đường; theo dõi, cách ly đối với những trường hợp nghi ngờ, nhiễm bệnh... Cùng với đó, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh để bảo đảm đủ kinh phí, trang thiết bị, nhân lực... chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống; các địa phương thành lập đội phản ứng nhanh sẵn sàng hỗ trợ cơ sở khi có yêu cầu; chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh thành lập đội phản ứng nhanh (từ 1-3 đội) để sẵn sàng ứng cứu cho cơ sở, thực hiện nghiêm phân tuyến điều trị... Mỗi tỉnh có ít nhất một đường dây nóng. 

Tất cả các địa phương tập trung kinh phí cho công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân; thành lập thêm Ban kiểm tra để đi kiểm tra cơ sở để nắm bắt tình hình. Đề nghị các tỉnh, thành phải vào cuộc quyết liệt. Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thành lập ban kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin không đúng, sai lệch; xử lý những hành động đầu cơ thu gom, tăng giá các vật dụng y tế phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh, đặc biệt hiện nay là thu gom, đầu cơ về khẩu trang y tế. Quản lý tốt các đối tượng nghi ngờ đi về từ vùng dịch và có thông tin 2 chiều giữa cán bộ y tế và đối tượng một ngày 2 lần. Để chủ động phòng dịch, khuyến nghị các địa phương nên phun thuốc khủ trùng đối với các trường học, cơ quan, đơn vị, chợ, những nơi tập trung đông người.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Công thương cũng báo cáo về năng lượng sản xuất khẩu trang của các công ty trong nước đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân; yêu cầu tất cả các cửa hàng không được tăng giá bán khẩu trang. Bộ cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm soát chặt việc buôn bán động vật; đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành công thương địa phương, BCĐ 138 tăng cường kiểm tra, xử phạt thật nghiêm những hành vi vi phạm, trục lợi bất chính; đề nghị Bộ Y tế có khuyến cáo, hướng dẫn chính thức về sử dụng khẩu trang y tế, khẩu trang thông thường từ vải. Theo đó, khuyến cáo từ đại diện của Bộ Y tế, người dân có thể sử dụng các loại khẩu trang thông thường (bằng vải) khi đi trên đường; khẩu trang y tế chỉ nên đeo khi đến cơ sở y tế, sân bay, nhưng nơi tập trung đông người.     

Liên quan đến thông tin tạm dừng các lễ hội để phòng chống nCoV, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã có văn bản chỉ đạo, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trong trường hợp cần thiết tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc. Tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, nên không có ngoại lệ và phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng; đồng thời, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 

Đối với những lễ hội đã khai mạc, đề nghị các địa phương giảm quy mô, giảm các hoạt động tổ chức trong lễ hội, giảm thời gian tổ chức và hạn chế số lượng người tham gia; yêu cầu người dân khi tham gia lễ hội phải đeo khẩu trang, thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Để hạn chế người dân tham gia lễ hội, đề nghị cán bộ công chức không tham gia lễ hội để làm gương cho người dân.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng phải coi việc phòng chống bệnh nCoV là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế đã khuyến cáo đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các bề mặt và tránh tiếp xúc với người bệnh là những biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Thời gian qua, đã có một số thông tin, tin đồn không chính xác, gây lo lắng trong dư luận. Vì thế, ông yêu cầu các cơ quan thông tin truyền thông đưa tin phải trung thực, khách quan; tập trung đưa tin phản ánh về những nổ lực Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành trong công tác tổ chức phòng chống; khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng chống dịch bệnh; phản bác những thông tin mang tính tin đồn, không chính xác. 
Về vấn đề học sinh đi học vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên, trước khi đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết, đề nghị các trường học nên tổ chức khử trùng, vệ sinh trường lớp, đồ dùng, bề mặt liên quan bằng các chất tẩy rửa thông thường; giáo viên chịu trách nhiệm kiểm tra việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng cho học sinh, theo dõi tình hình sức khỏe những học sinh có biểu hiện sốt, ho... để báo cho cơ sở y tế kịp thời. 
Các địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc với người bệnh, tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về. Khi phát hiện ca bệnh, lập tức khoanh vùng dịch tễ và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe những người xung quanh...  

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, khẳng định: Ngay từ đầu, Việt Nam luôn quán triệt tinh thần chủ động, quyết liệt, xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Việt Nam đã chủ động đưa ra giải pháp phòng chống dịch sớm và cao hơn so với các nước trong khu vực, thế giới. Với tinh thần luôn đặt mức sẵn sàng cao hơn mức bình thường và luôn tính đến tình huống xấu hơn, thậm chí tình huống xấu nhất nhằm chủ động sẵn sàng trong mọi tình huống. Vì thế, chúng ta phải rất trách nhiệm, chủ động. 

Với nhân dân, không chỉ có truyền thông đại chúng, mà phải chú ý truyền thông qua hệ thống chính trị để người dân tin tưởng. Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Ngay từ đầu, Thủ tướng đã chỉ đạo ngành y tế phải minh bạch, công khai mọi trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh để người dân nhận thức rõ tình trạng, cùng tham gia phòng chống dịch bệnh. 

Điều quan trọng mà Phó Thủ tướng lưu ý nữa là, tập trung phòng chống bệnh do nCoV, nhưng không được lơ là trong phòng chống các bệnh khác. Đối với các tình trạng như trục lợi, tăng giá bán khẩu trang, mua khẩu trang vận chuyển ra nước khác... Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý thật nghiêm; cấm không cho mua gửi khẩu trang ra nước ngoài. Đối với những cơ sở lợi dụng tình hình tăng giá bán khẩu trang, nếu bị phát hiện sẽ bị rút giấy phép kinh doanh ngay lập tức. 

Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần đặt ra khi tổ chức thực hiện các công tác phòng chống bệnh do nCoV gây ra, đó là: chủ động, quyết liệt, trách nhiệm và luôn đi trước một bước.

Hồng Thuận

 

Từ khóa: vi rút corona

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh: Hỗ trợ doanh nghiệp quy trình test nhanh Covid-19

(BDO) Ngày 16-10, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức hướng dẫn quy trình test nhanh Covid-19 tại các công ty nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra việc phòng, chống Covid-19

(BDO) Tối 11-7, 14 phường của TP.Thủ Thủ Dầu Một đã đồng loạt ra quân kiểm tra, siết chặt địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện giãn cách xã hội đối với thị trấn Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng quyết định chính thức áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn thị trấn Dầu Tiếng kể từ 18 giờ ngày 7-7 cho đến khi có thông báo mới.

Bình Dương yêu cầu người về từ TP.Hồ Chí Minh phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày

(BDO) Ngày 7-7, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 3069/UBND-VX về việc triển khai Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7-7 của Bộ Y tế

Việt Nam có thêm 50 ca mắc mới Covid-19

Việt Nam có 50 ca mắc mới, trong đó 50 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (40), Long An (7), Bắc Giang (3); trong đó 43 ca được phát hiện trong khu đã được phong tỏa.

Truy vết F1,F2 liên quan ca F0 tại Công ty TNHH Giày Kim Xương

(BDO) Tối 15-6, ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một, cho biết lúc 12 giờ 25 phút ngày 14-6

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong vòng 2 tuần đối với quận Gò Vấp và một phường ở quận 12. Những nơi còn lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa

Sáng 16/5, Việt Nam ghi nhận 127 ca mắc mới tại Bắc Giang (98 ca), Bắc Ninh (23 ca), Điện Biên (5 ca), Hòa Bình (1 ca) đều được cách ly từ trước hoặc nằm trong khu phong tỏa.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Tính từ 18 giờ ngày 1/5 đến 6 giờ ngày 2/5,Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.942.

Sáng 11-4, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, gần 60.000 người đã tiêm vaccine

Tính từ 18 giờ ngày 10/4 đến 6 giờ ngày 11/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, ngày 10/4 đã có thêm 211 người được tiêm chủng vaccine Covid-19.