Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 22:33:01

Chuyển đổi số mang đến cơ hội mới cho báo chí

0

Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số (CĐS) được coi là sự tiếp cận bắt buộc đối với tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Trong dòng chảy đó, đội ngũ báo chí Bình Dương luôn nỗ lực sáng tạo tác phẩm trên nền tảng công nghệ nhằm xây dựng các cơ quan báo chítheo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự đổi mới của đất nước.

Nỗ lực chuyển đổi

CĐS trong hoạt động báo chí không đơn giản là việc chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức số hóa, mà còn mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai. CĐS cũng không đơn thuần chỉ là chuyển đổi về nền tảng công nghệ, mà hơn thế là chuyển đổi toàn bộ tư duy chiến lược, mô hình tổ chức tòa soạn, phương thức tổ chức, thực hiện và quản lý nội dung, quản trị tòa soạn, quản trị kinh doanh trong một thị trường truyền thông toàn cầu, với mối quan hệ cạnh tranh mạnh mẽ.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh và học viên trao đổi với các báo cáo viên tại hội nghị tập huấn công tác CĐS báo chí và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí năm 2024. Ảnh: P.V

Theo nhà báo Lê Tâm Trang, phóng viên Báo Bình Dương, việc đưa tác phẩm báo chí lên các nền tảng số giúp nhiều đối tượng độc giả tiếp cận thông tin hơn. Các sản phẩm trong chương trình “Tôi yêu Bình Dương”, podcast, bản tin an toàn giao thông, phóng sựtruyền hình... đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Bình Dương đã thu hút lượng độc giả theo dõi ngày càng nhiều. Qua đó, độc giả có thể tương tác thông qua những bình luận, góp ý... giúp tác phẩm ngày càng có chiều sâu và chất lượng hơn. Do đó, người làm báo cũng phải thường xuyên học hỏi, nâng cao kỹ năng tác nghiệp với các công cụ số, sáng tạo nhiều loại hình báo chí số.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức hội nghị tập huấn công tác CĐS báo chí và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí năm 2024. Hơn 180 đại biểu tham gia hội nghị đã cùng nhau nghiên cứu và học tập các chuyên đề: “CĐS trong các cơ quan báo chí”, “Thực hiện tác phẩm báo chí chất lượng cao dự giải báo chí quốc gia và giải báo chí toàn quốc”, “Viết tin, bài phục vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai, trái, thù địch”. Các nội dung tập huấn do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế Học viện Báo chí - Tuyên truyền; Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào, Viện Báo chí truyền thông Việt Nam trình bày.

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng báo chí, đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của công dân số hiện đại, cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng số cho đội ngũ báo chí tỉnh trong chiến lược CĐS báo chí, Hội Nhà báo tỉnh đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí tiên phong trong CĐS tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ CĐS trong tác nghiệp… Mới đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức tập huấn công tác CĐS báo chí và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí năm 2024. Tham gia hội nghị có hơn 180 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, Đài Truyền thanh các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Ngày càng phục vụ công chúng tốt hơn

Trong hội nghị tập huấn công tác CĐS báo chí và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí vừa qua, các đại biểu tham dự lớp tập huấn đều cho rằng, đây là dịp rất tốt để cập nhật, bổ sung những kiến thức, thông tin về công tác CĐS báo chí. Những vấn đề mới đang được báo chí trong và ngoài nước quan tâm; quy trình sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất các thể loại tác phẩm báo chí sản xuất nội dung số cho các nền tảng... đã được các báo cáo viên trình bày và giải đáp sâu.

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, nhân viên kỹ thuật Báo Bình Dương, cho biết chương trình tập huấn rất bổ ích và thiết thực. Công nghệ ngày càng hiện đại và hỗ trợ tích cực cho người làm báo, nhưng con người là chủ thể sử dụng công nghệ để sáng tạo nên các tác phẩm báo chí. Vì vậy, thường xuyên học tập, trau dồi kỹ năng số sẽ giúp người làm báo ngày càng có nhiều tác phẩm hấp dẫn, phục vụ nhu cầu bạn đọc tốt hơn.

Nhà báo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thùy (Báo Thanh Niên) trao đổi với học viên tại lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí viết tin, bài cho đa nền tảng do Hội Nhà báo tỉnh phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương và Báo Bình Dương tổ chức

Trong khi đó, nhà báo Thiên Lý, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thường trú tại Bình Dương, cho biết: “Trước đây, chúng tôi biết đến trí tuệ nhân tạo như là những bộ công cụ hỗ trợ phóng viên tác nghiệp và triển khai các đề tài, nhưng nay thì đã hiểu rằng, trí tuệ nhân tạo thực sự thiết thực trong công việc của mình. Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, phóng viên không chỉ tìm kiếm và thể hiện đề tài sinh động qua những con chữ, hình ảnh màcòn phải chuẩn SEO, phải có tư duy tích hợp thêm đa phương tiện (âm thanh, video, đồ họa…), có thể thiết kế để phát hành ở các nền tảng số khác nhau…”.

Với đội ngũ làm báo hình như anh Tuấn Ngọc, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, các kiến thức đã học sẽ giúp người làm báo hiểu sâu hơn nội dung về CĐS trong cơ quan báo chí; kỹ năng khai thác, đưa thông tin trên mạng xã hội; viết kịch bản, quay, dựng video bằng điện thoại di động và các công cụ AI. Từ đó, các kiến thức sẽ hỗ trợ tốt hơn cho công việc hiện tại, thực hiện các tác phẩm báo chí hay, phục vụ tốt nhu cầu nghe - xem của khán thính giả hiện nay.

Theo quan điểm cá nhân của anh Tuấn Ngọc, sau đợt tập huấn này, phòng nội dung số của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương sẽ ứng dụng các phần mềm mới sáng tạo nội dung với thiết kế đồ họa phù hợp với xu thế trở lại của phong cách E-Magazine trên nền tảng số. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên sóng truyền hình, phát thanh và các trang mạng xã hội của đài.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, CĐS không đơn giản là quá trình số hóa (digitization) mà là xây dựng mô hình hoạt động số (digitalization) và quan trọng hơn là thực hiện chuyển đổi (transformation), trong đó diễn ra quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của cơ quan báo chí nhằm vận hành, thực thi mô hình tòa soạn số. CĐS sẽ mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai. 

MINH HIẾU

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.