Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-4-25 17:46:58

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Chuyến thám hiểm Bắc Cực quy mô nhất thế giới kết thúc

0

Tàu Polarstern vượt qua băng biển. Ảnh: Viện Alfred Wegener/Steffen Graupner.

Tàu Polarstern của Viện Alfred Wegener (Đức) trở về cảng Bremerhaven ngày 12/10 sau 389 ngày lênh đênh trên biển để giúp các nhà khoa học thu thập thông tin quý giá về ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu, Science Alert hôm nay đưa tin.

Nhóm nghiên cứu gồm khoảng 300 nhà khoa học đến từ 20 nước do chuyên gia Markus Rex dẫn đầu. "Chúng ta thực sự nên nỗ lực hết sức để bảo tồn thế giới này cho các thế hệ sau. Cần tận dụng cơ hội nhỏ bé mà mình vẫn đang có", ông nói.

Nhóm nhà khoa học đã quan sát những thay đổi lớn mà sự ấm lên toàn cầu gây ra cho băng ở Bắc Cực, nơi được coi là "tâm chấn của biến đổi khí hậu". "Chúng tôi chứng kiến Bắc Băng Dương đang chết dần. Chúng tôi thấy quá trình này diễn ra ngay ngoài cửa sổ, hoặc ngay khi đi bộ trên lớp băng dễ vỡ", Rex cho biết. Ông nhấn mạnh rằng một lượng lớn băng biển đã tan biến. Nếu xu hướng ấm lên ở Bắc Cực tiếp diễn, trong vài thập kỷ tới, nơi này sẽ không còn băng vào mùa hè.

Nhiệm vụ của tàu Polarstern mang tên MOSAIC. Trong nhiệm vụ, các nhà khoa học thu thập dữ liệu về khí quyển, đại dương, băng biển và hệ sinh thái để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Bắc Cực cũng như thế giới.

Để tiến hành nghiên cứu, 4 trạm quan sát được dựng lên trên băng biển trong bán kính 40 km xung quanh con tàu. Các chuyên gia lấy mẫu nước dưới băng vào ban đêm để nghiên cứu thực vật phù du và vi khuẩn, từ đó hiểu thêm về hoạt động của hệ sinh thái biển trong điều kiện khắc nghiệt.

Chuyến thám hiểm với chi phí 165 triệu USD đã mang về 150 terabyte dữ liệu và hơn 1.000 mẫu băng. "Chúng tôi đang bắt đầu giai đoạn thứ hai - phân tích dữ liệu. Con tàu đã mang về rất nhiều dữ liệu và có thể chúng tôi sẽ bận rộn với nó trong 10 năm tới", Thomas Krumpen, nhà vật lý băng biển cho biết.

Nhóm nghiên cứu đo đạc hơn 100 tham số gần như liên tục xuyên suốt một năm. Những tham số này sẽ giúp phát triển mô hình để dự đoán sóng nhiệt, mưa lớn và bão trong 20, 50 hoặc 100 năm tới.

Tàu Polarstern khởi hành từ Tromso, Na Uy, ngày 20/9/2019. Trong quá trình thám hiểm, con tàu đã luồn lách qua 3.400 km băng biển khi di chuyển theo dòng hải lưu Transpolar Drift (Xuyên Cực). Đoàn thám hiểm trải qua nhiều tháng sống thiếu ánh Mặt Trời với nhiệt độ thấp tới -39,5 độ C.

Theo VNE

Từ khóa: Bắc Cực

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.