Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 15:12:49

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Condoleezza Rice: Rời chính trường bước lên giảng đường

0

Các chính khách nổi tiếng thế giới trong sự nghiệp hoạt động của mình đã để lại nhiều dấu ấn, để tới khi họ rời xa chính trường vẫn tiếp tục tỏa sáng ở cương vị khác như diễn thuyết, viết sách, giảng dạy... Họ đích thực là những người chỉ thay đổi vai trò chứ không đánh mất vị thế tạo ra. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu cuộc sống hiện tại của họ.

 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trở về California sau khi Tổng thống Mỹ Bush rời nhiệm sở tháng 1-2009. Giờ đây, bà đảm nhận dạy môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và là hội viên cấp cao về chính sách công tại Học viện Hoover của Stanford.

 

Sau hai nhiệm kỳ phục vụ trong chính quyền Bush - nhiệm kỳ đầu là cố vấn an ninh quốc gia và sau là Ngoại trưởng - bà đã trở về chính nơi từng bắt đầu công tác giảng dạy năm 1981 và cả sáu năm ở cương vị một hiệu trưởng.

 

Dĩ nhiên, cuộc sống khi rời vũ đài chính trị của bà không chỉ hoàn toàn tập trung ở Stanford. Bà có kế hoạch viết sách, diễn thuyết, theo đuổi công tác từ thiện và cả hoạt động kinh doanh. Gần đây, bà đã ký một hợp đồng làm đại diện cho William Morris Agency.

 

Trong buổi phỏng vấn khi rời nhiệm sở, bà đã trò chuyện rất thoải mái và làm người nghe phải ngạc nhiên về hiểu biết của bà với bóng đá. Kiến thức của bà về môn thể thao này tương đương với hiểu biết về chính sách ngoại giao. Bà còn nói về những cuốn sách định viết, về cách bà đối mặt với những chỉ trích thế nào.

 

Tôi luôn cho rằng, tôi phải về lại Stanford. Nó thực sự là lựa chọn hợp lý với tôi, nó cho tôi một cơ hội, một môi trường nghiên cứu tốt để đưa vào những cuốn sách của mình. Đây cũng là cách giúp tôi kết nối trở lại với một cộng đồng chính sách hàn lâm mà tôi từng tham gia 30 năm qua.

 

Khi tham gia giảng dạy, tôi hy vọng sẽ lên lớp với những khoá học về chính trị quốc tế, tập trung vào những chuyện đưa ra quyết định và lựa chọn khó khăn trong những quyết định ấy. Trước đây, ở Stanford, tôi được dạy nhiều về việc sử dụng các quyết định mô phỏng. Tôi nghĩ các quyết định mô phỏng sẽ khiến sinh viên phải thực sự suy nghĩ không chỉ về sự trừu tượng của chính sách, mà còn đưa ra những câu hỏi về hoạt động thực tế và các chọn lựa bạn phải cân nhắc.

 

Điều này không chỉ áp dụng với bất kỳ chính sách hoàn hảo nào. Bạn luôn luôn nỗ lực cân bằng các yếu tố phức tạp; bạn phải cân bằng giữa các lợi ích cạnh tranh nhau. Bạn phải thực hiện nó trong khoảng thời gian nhất định. Tôi phát hiện ra rằng, cách tốt nhất để truyền đạt thông tin là có sinh viên tham gia mô phỏng quyết định. Tôi mong là trong khoá học nào, tôi cũng sẽ dạy các em như thế.

 

Tôi hy vọng sẽ không gặp khó khăn trong việc tương tác với cộng đồng khi trở lại trường học vì lý do an ninh hay lý do nào khác. Tôi thực sự không rõ mình mong chờ điều gì, nhưng Stanford là nhà của tôi. Tôi thấy thoải mái khi tới trường. Tôi thích đi qua những ngôi nhà, hay khu kí túc xá, tôi thích có những buổi hỏi đáp. Tôi nghĩ rằng đó là cách rất tốt khi trở lại giảng đường. Thảo luận hay làm khách mời trong những buổi diễn thuyết cũng là một cách khác.

 

Đứng trước sự chỉ trích của một số sinh viên hay cộng sự trong trường về những năm tháng tôi làm việc trong chính quyền Bussh, điều duy nhất tôi đặt ra là cách ứng xử tôn trọng của mọi người khi lắng nghe quan điểm và những gì chúng ta phải đối mặt cũng như khả năng giải quyết chúng. Tuy nhiên, tôi không có vấn đề gì với những chỉ trích, tôi là một thành viên học viện, nên tranh cãi là điều tự nhiên. Đây cũng không phải là lần đầu tiên một số chính sách chúng ta theo đuổi không được tán thành.

 

Khi tôi trở về từ Washington, một số chuyên gia của Stanford lại đang hướng tới Nhà Trắng. Nếu bạn hỏi có lời khuyên gì với họ, tôi xin nói rằng, hãy thành thật với những gì bạn tin tưởng. Không ngừng phản biện, hãy cố tìm kiếm để biết sự thực, sẵn sàng hỏi về mọi thứ và đưa ra những câu hỏi khó. Điều này rất quan trọng khi hoạt động trong chính phủ. Đây là một công việc rất khó khăn, nhưng vinh dự và là một đặc quyền.

 

Tôi dự định viết một cuốn sách về chính sách đối ngoại. Tôi nghĩ mọi ngoại trưởng đều sẽ làm như vậy. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ là cuốn sách đưa cả tám năm qua vào một nội dung logic và không nặng về phân tích. Tôi không muốn viết về một cuốn sách chỉ nhắc đi nhắc lại những sự việc hay các giai thoại. Tôi chắc sẽ kể cho mọi người những câu chuyện thú vị hơn và tranh luận về những nhân vật tôi từng gặp trong suốt tám năm qua.

 

Ở cương vị là học giả, tôi cũng muốn nhìn lại ảnh hưởng của sự kiện 11/9 với hệ thống quốc tế, những sức ép mới, cơ hội mới mà nước Mỹ đối mặt. Tôi sẽ cố gắng để cuốn sách này không phải chỉ là chuyện kể.

 

Tôi cũng muốn viết một cuốn sách về cha mẹ tôi, những người bình thường phi thường. Họ là nhà sư phạm. Họ tin vào nền tảng trong giá trị giáo dục. Họ cho tôi mọi cơ hội họ có thể”...

 

(THEO VNN)

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.