Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 11-5-25 14:47:06

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Công cụ chỉnh sửa gene có thể làm nCoV thoái hóa

0

Phương pháp mới kháng virus dựa trên công cụ chỉnh sửa gene CRISPR có thể ngăn nCoV hoạt động và nhân lên, đồng thời gây thoái hóa hệ gene của nó.

Công cụ CRISPR có tiềm năng trở thành phương pháp kháng virus hiệu quả. Ảnh: Clinicalomics.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Stanford, Mỹ, phát triển kỹ thuật chỉnh sửa gene mang tên PAC-MAN (Công cụ CRISPR kháng virus phòng bệnh ở tế bào người), mang tới tiềm năng tạo ra biện pháp can thiệp đối với những chủng virus corona gây bệnh hô hấp. Họ báo cáo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Cell.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu với mục tiêu xác định một hệ thống hiệu quả với nhiều loại bệnh khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu, PAC-MAN tấn công mọi loại virus corona đã biết ở người và một lượng lớn virus corona trên những động vật khác. Tuy nhiên, họ không tiến hành nghiên cứu trên nCoV sống. Thay vào đó, họ dựa vào các đoạn tổng hợp của virus, cũng như tiêm virus cúm A H1N1 vào tế bào biểu mô phổi người.    

Trước khi bắt tay vào dự án, nhóm nghiên cứu giả định vòng đời của nCoV nhiều khả năng tương tự virus họ hàng gần gây dịch SARS. Những virus này nhân lên bằng cách xâm nhập vào tế bào, giải phóng hệ gene ARN vào tế bào chất, sau đó tổng hợp ARN đối mã để từ đó sản xuất mARN cho bản sao mới. Phương pháp CRISPR nhận dạng và làm thoái hóa hệ gene virus bên trong tế bào và mARN của nó.    

Cas13d có hoạt tính xúc tác mạnh trong tế bào người. Do kích thước nhỏ (gồm 967 amino axit), tính, độ đặc hiệu cao và tính xúc tác mạnh của Cas13d, các nhà nghiên cứu quyết định chọn phương pháp này thay cho những protein Cas13 khác để phá hủy virus ARN, bao gồm nCoV và virus cúm A. Họ chọn một số vùng ít thay đổi trong hệ gene nCoV mã hóa các ARN làm khuôn để tổng hợp sợi ARN mới và protein vỏ bọc nhân cần thiết để virus corona nhân lên và hoạt động bình thường. Theo nhóm tác giả nghiên cứu, ức chế những protein đó có thể giúp vô hiệu hóa quá trình sản sinh và hoạt động của virus, đồng thời giảm tải lượng virus thông qua làm thoái hóa chính hệ gene của nó.    

Để kiểm tra liệu CRISPR ARN có thể nhắm vào mọi biến thể của nCoV hay không, nhóm nghiên cứu thử nghiệm phương pháp trên 1.087 trình tự nCoV lấy từ Tổ chức Sáng kiến chia sẻ toàn bộ dữ liệu về Cúm mùa (GISAID). Họ nhận thấy phương pháp này phát huy tác dụng ở 1.083 trên 1.087 (99,6%) hệ gene nCoV, chứng tỏ hiệu quả với các biến thể virus khác nhau.    

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh hiện nay PAC-MAN mới chỉ là phương pháp kháng virus ở dạng ý tưởng. Họ cần tiến hành thêm một số bước quan trọng trước khi thử nghiệm lâm sàng để điều trị Covid-19, trong đó có thử nghiệm và công nhận kỹ thuật trên nCoV sống cả ở tế vào người và mô hình động vật tiền lâm sàng.    

Theo VNE

Từ khóa: nCoV

Những khám phá kinh ngạc về Mặt Trăng khiến nhiều người bất ngờ

Trong khoảng 600 triệu năm nữa, Mặt Trăng sẽ ở một vị trí quá xa Trái Đất khiến nó không thể che khuất Mặt Trời mỗi khi có nhật thực, nghĩa là hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ vĩnh viễn biến mất.

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức

Sáng 24-4, UBND TP.Tân Uyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Tạo xung lực, khí thế mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bình Dương đang tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bình Dương hướng đến trở thành điểm đến về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Vaccine mới do Giáo sư Qiaobing Xu và các đồng nghiệp phát triển sử dụng một hỗn hợp các mảnh protein từ khối u rắn để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

Cổng thông tin điện tử Bình Dương nằm trong tốp 10 có lượt truy cập nhiều nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2024.

Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, thông minh- Bài cuối

Bài cuối: Khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác của Ủy Ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội

Chiều nay 26-2, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV.