Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 9-5-25 17:13:37

Công cụ Việt giúp phát hiện mã độc miễn phí

0

Công cụ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) giúp phát hiện tệp tin độc hại, giải mã mã độc tống tiền.

Hai công cụ Kiểm tra tệp tin độc hại và Giải mã, nhận diện ransomware được cung cấp miễn phí trên website khonggianmang.vn của NCSC. Phần mềm này phát hiện virus, sâu máy tính, trojan... sau đó đưa ra các phương án xử lý.

Chẳng hạn, khi nhận được một tệp tin đáng ngờ qua email, người dùng có thể truy cập website của NCSC, upload tệp tin đó lên và nhận kết quả kiểm tra. Tệp tin sẽ được đánh giá trong khoảng vài giây đến vài phút, Mức độ nguy hiểm được đánh giá trên thang điểm 100. Nếu đạt kết quả 0/100 là tệp tin an toàn.

NCSC cho biết sẽ xóa ngay tệp tin trên hệ thống nếu chúng an toàn, nhằm đảm bảo tính riêng tư của dữ liệu. Nếu phát hiện có mã độc, tệp tin sẽ được lưu trữ để theo dõi và nghiên cứu.

Một tệp tin độc hại được phát hiện bằng công cụ của NCSC.

Một tệp tin độc hại được phát hiện bằng công cụ của NCSC.

Tuy nhiên, công cụ này hiện chỉ phân tích các tệp tin dung lượng dưới 10 MB. Các tệp được hỗ trợ phải có đuôi .docx, .xlsx, .pdf, .rar, .zip. Đây cũng là các dạng file thường bị lợi dụng để tấn công người dùng máy tính. Theo trung tâm NCSC, mã độc thường được che giấu dưới dạng file nén hoặc các file Micrsoft Office như Words, Excel, PowerPoint, nhưng đuôi file có thêm ký tự "m" - dấu hiệu của virus độc hại.

Những tập tin này được hacker sử dụng nhằm phá hoại và thu thập thông tin của người dùng. Chúng thường được phát tán qua email, mạng xã hội hoặc các thiết bị ngoại vị như USB. NCSC cho biết hệ thống của họ có thể nhận diện được gần 1.000 loại ransomware và cung cấp hơn 200 công cụ giải mã.

Người dùng có thể nhập thông tin về ransomware và nhận hướng dẫn khắc phục.

Người dùng có thể nhập thông tin về ransomware và nhận hướng dẫn khắc phục.

Việt Nam là một trong những nước bị tấn công nhiều nhất bởi ransomware. Cứ 10.000 máy tính ở Việt Nam có 17 máy nhiễm ransomware, tỷ lệ 0,17%, cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo báo cáo từ Microsoft năm 2019. Theo các chuyên gia, kết quả này đến từ việc người dùng sử dụng phần mềm lậu làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mã độc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và cá nhân cũng chủ quan, chưa tự trang bị kiến thức và kỹ năng về an toàn thông tin.

Khi bị nhiễm ransomware, kẻ tấn công sẽ yêu cầu một khoản tiền chuộc từ nạn nhân để khôi phục quyền truy cập dữ liệu. Số tiền này có thể là vài chục USD, nhưng cũng có khi lên tới hàng nghìn USD. Nhưng ngay cả khi đã trả tiền, người dùng cũng không thể chắc chắn sẽ lấy lại được dữ liệu. Theo NCSC, người dùng hạn chế thực hiện các yêu cầu của hacker mà liên hệ với các đơn vị bảo mật để tìm cách khắc phục.

Ngoài hai công cụ nói trên, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia hiện cũng cung cấp bốn công cụ miễn phí khác gồm: Kiểm tra mạng máy tính ma, Kiểm tra website phising, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân và kiểm tra khả năng phòng chống email giả mạo.

Theo VNE

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.