Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-4-25 14:30:56

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Cử tri Mỹ đang đắn đo trước khủng hoảng kép?

0

Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xảy ra ở Mỹ đầu năm nay, các nhà phân tích cố gắng đánh giá tác động của đại dịch đối với bầu cử, một sự kiện làm gợi nhớ đến tình thế khó khăn hồi năm 1980 của tổng thống lúc đó là Jimmy Carter, khi ông đã để thua đối thủ Ronald Reagan trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng con tin ở Iran, thiếu hụt xăng dầu, lạm phát và suy thoái.

Liệu Tổng thống Donald Trump có thể thất bại trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới khi mà ông được cho là đã đẩy đất nước cùng lúc rơi vào cuộc khủng hoảng kép cả kinh tế và xã hội, đang gây ra thiệt hại chưa từng có trong lịch sử hay không?

Khủng hoảng chồng khủng hoảng

Sau một tuần liên tiếp rơi vào tình trạng bất ổn, Mỹ bước vào một tuần làm việc mới với các khu vực lân cận thủ đô Washington bị phong tỏa và giới lãnh đạo chính trị phải vật lộn để kiểm soát làn sóng giận dữ của người dân bắt nguồn từ vụ cảnh sát da trắng gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis hồi tuần trước.

Mặc dù lệnh giới nghiêm được áp dụng tại những thành phố lớn trên khắp nước Mỹ và việc triển khai lực lượng Vệ binh quốc gia trong tuần qua, song các cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong tình trạng bạo loạn. Ở một số thành phố, tình trạng cướp bóc cửa hàng cửa hiệu đã xảy ra trong bối cảnh nhiều chủ cửa hàng chỉ mới bắt đầu khởi động lại công việc kinh doanh của mình sau khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được gỡ bỏ.

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) nói chuyện và chụp hình với hai bố con người Mỹ da màu tại Wilmington, Bắc Carolina.

Tình trạng bạo loạn này diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh tế Mỹ đang ảm đạm và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh vốn làm thiệt mạng hơn 100.000 người Mỹ và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao chưa từng thấy kể từ thời Đại suy thoái. Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ triển khai hàng nghìn binh sĩ và lực lượng thực thi pháp luật được vũ trang đầy đủ để ngăn chặn bạo lực ở thủ đô Washington, đồng thời cam kết thực hiện hành động tương tự ở các thành phố khác nếu các thị trưởng và thống đốc thất bại trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát các đường phố.

Phát biểu từ Nhà Trắng trong bối cảnh các cơ quan chức năng Mỹ đang cố gắng giải tán những người biểu tình bằng hơi cay ở cách đó chỉ vài tòa nhà, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Các thị trưởng và thống đốc phải thiết lập sự hiện diện thực thi pháp luật mạnh mẽ cho tới khi bạo lực bị dập tắt... Nếu một thành phố hoặc một bang từ chối triển khai những hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giải quyết tình hình cho họ”.

Ông Trump cũng lên án vụ việc gây ra cái chết của người đàn ông da màu đồng thời cam kết sẽ đem lại sự công bằng.

Cuộc đua tranh cử: Ai ghi điểm?

Trong bối cảnh bất ổn chưa mấy lắng dịu, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã “xuất đầu lộ diện” và nỗ lực tung ra chính sách giúp xã hội ổn định trở lại về mặt kinh tế và hòa giải mâu thuẫn sắc tộc. Trong khi đó, trái ngược với ông Biden, người ta lại thấy ông Trump tung ra những lời có tính thiếu kiềm chế, liên tiếp kêu gọi thực hiện các biện pháp mạnh tay để trấn áp người biểu tình. Lẽ thường, trong tình trạng bất ổn như thế này, các Tổng thống Mỹ thường tìm cách hàn gắn sự chia rẽ xã hội.

Tuy nhiên, ông Trump lại ở yên Nhà Trắng và tung ra những lời bình luận trên mạng xã hội Twitter mang tính công kích các đối thủ chính trị và báo chí Mỹ. Tại một cuộc họp trực tuyến với thống đốc các bang mà sau đó nhanh chóng bị rò rỉ cho báo giới, ông Trump đã đề nghị lãnh đạo bang phải “chế ngự” tình hình và nói rằng họ “sẽ giống như một lũ ngốc” nếu quá mềm mỏng.

Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã có buổi gặp gỡ lãnh đạo của cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ và tuyên bố ông sẽ thiết lập một ban giám sát cảnh sát trong vòng 100 ngày đầu tiên nắm quyền ở Nhà Trắng nếu ông được bầu làm tổng thống trong cuộc đua tới.

Người biểu tình ở Los Angeles, California đứng trên chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.

Giới phân tích nhận định rằng vị cựu phó tổng thống này đã nắm bắt được thời khắc quan trọng khi Mỹ vướng vào 2 cuộc khủng hoảng là khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh gây ra và cuộc khủng hoảng xã hội, để xây dựng hình ảnh của mình là một nhà lãnh đạo mang phong cách hoàn toàn khác biệt.

Thị trưởng thành phố Atlanta Keisha Lance bình luận rằng: “Ông Trump đã chế giễu Mỹ và nền dân chủ của Mỹ. Trong khi đó, ông Joe Biden là sự đối lập hoàn toàn tất cả những gì mà ông Trump thể hiện hằng ngày”.

Hiện, giới cố vấn và lực lượng ủng hộ Tổng thống Trump lo ngại rằng tình trạng bất ổn xã hội hiện nay và cách thức ông Trump ứng phó với tình hình cho đến thời điểm này đã gây ra tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực, một phần vì tình trạng bất ổn xã hội này diễn ra đúng lúc thời điểm Mỹ đang đối phó với dịch bệnh vốn dường như đã trao cho ông Biden tỷ lệ ủng hộ cao hơn ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây.

Theo CAND

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.