Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 14-5-25 07:45:29

Dệt may tập trung khai thác các thị trường tiềm năng

0

Với tác động của dịch COVID-19, khả năng năm 2020 ngành dệt may sẽ tăng trưởng âm khoảng 5% so với năm 2019 nếu dich bệnh được kiểm soát trong quý 2 năm 2020.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may đã xây dựng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 42 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019 và năm 2025 tăng lên 55-60 tỷ USD.

Công nhân Công ty Cổ phần Thời trang K’s Closet (Hà Nội) sản xuất khẩu trang kháng khuẩn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Công nhân Công ty Cổ phần Thời trang K’s Closet (Hà Nội) sản xuất khẩu trang kháng khuẩn.

Tuy nhiên, với tác động của dịch COVID-19, khả năng năm 2020 ngành sẽ tăng trưởng âm khoảng 5% so với năm 2019 nếu dich bệnh được kiểm soát trong quý 2 năm 2020. 

Ông Vũ Đức Giang cho biết thêm, sau dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may sẽ tập trung khai thác các thị trường tiềm năng mới mở như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và tương lai gần là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) để phấn đầu tăng bình quân 6%/năm giai đoạn 2020-2025. 

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đại dịch COVID-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận, đánh giá về một số vấn đề. Trước hết, việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu của một thị trường nào đó sẽ mang lại nhiều rủi ro khi có biến động.

Mặt khác, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị dịch COVID-19 làm gián đoạn, các doanh nghiệp càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của sự liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong nước với nhau. 

Vấn đề khai thác thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp trước đây ít quan tâm do cơ hội khai thác thị trường xuất khẩu luôn được mở rộng bằng các Hiệp định thương mại tự do, nhưng khi nhu cầu tại thị trường thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng do dịch COVID-19, thì thị trường nội địa lại là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp.

Dịch COVID-19 cũng là cơ hội để doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0.

Đối với ngành dệt may, dịch COVID-19 tạo cơ hội sản xuất khẩu trang với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bù đắp một phần đơn hàng thiếu hụt, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động.

Cùng với đó, doanh nghiệp dêt may đầu tư mới với công nghệ hiện đại, phát thải thấp nhất, cụ thể tập trung phát triển sản xuất không phát thải như: sản xuất sợi, nhuộm công nghệ ít nước hoặc không nước. Nỗ lực cạnh tranh và xây dựng doanh nghiệp theo hướng đáp ứng được tiêu chí của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng 9/5, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề nghị lên Chính phủ nhiều vấn đề; trong đó, ngoài các nội dung về thuế, thủ tục hành chính, Bộ Công Thương sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, Hiệp hội còn đề cập đến quy hoạch các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung.

Hiệp hội cũng cho rằng, để đẩy mạnh hơn nữa thị trường nội địa cần sự tuyên truyền sâu rộng để thay đổi nhận thức "sính hàng ngoại" của người dân và để họ hưởng ứng tích cực hơn cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"./.

Theo TTXVN

Bảo đảm hàng hóa dồi dào, giá ổn định

Dịp lễ 30-4, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Bình Dương tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động giải trí nhằm thu hút khách hàng.

Giá vàng trong nước tăng 3 triệu đồng, lấy lại mức 117 triệu đồng mỗi lượng

Do giá vàng thế giới tăng mạnh tới 46 USD so với chốt phiên trước, dao động quanh ngưỡng 3.373 USD/ounce nên đã kéo giá vàng trong nước tăng tới 3 triệu đồng mỗi lượng phiên sáng nay.

Giá vàng sáng 19-4 giảm mạnh sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc

Công ty SJC và Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 113,5-117,5 triệu đồng/lượng, giảm 3,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 2,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên hôm qua.

Giá vàng thế giới giảm, thương hiệu SJC vẫn tăng 2 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh phiên mở cửa sáng 18-4, trong đó giá bán ra lập kỷ lục mới ở ngưỡng 120 triệu đồng mỗi lượng, còn vàng nhẫn tại các doanh nghiệp cũng cộng thêm 1,5 triệu đồng/lượng.

Giảm 2 lần liên tiếp, xăng RON95-III xuống dưới ngưỡng 19.000 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 17-4, giá xăng E5 RON92 giảm 384 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 351 đồng/lít; mặt hàng dầu diesel giảm 206 đồng/lít; dầu hỏa giảm 229 đồng/lít. Ngược lại, dầu mazut tăng 58 đồng/kg.

Giá vàng SJC vọt lên ngưỡng 118 triệu đồng, tỷ giá trung tâm đi xuống

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh phiên sáng 17-4, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp tiến lên ngưỡng 118 triệu đồng mỗi lượng, còn vàng nhẫn cũng cộng thêm từ 1,7-2,5 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng thế giới tăng mạnh, trong nước tiến sát 110 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp trong nước phiên sáng 16-4 tiếp tục lập kỷ lục mới khi vọt lên ngưỡng 109,8 triệu đồng mỗi lượng, trong khi giá vàng nhẫn cũng cộng thêm 1,3 triệu đồng mỗi lượng.

Vàng nhẫn giảm 300.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá USD tại các ngân hàng tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp quay đầu đi xuống phiên sáng 15-4, trong đó Công ty Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giá bán xuống dưới ngưỡng 106 triệu đồng/lượng còn vàng SJC lại không điều chỉnh.

Giá vàng phiên cuối tuần đảo chiều tăng mạnh, lấy lại mức 106 triệu đồng

Do giá vàng thế giới tăng 36 USD so với phiên trước nên đã kéo giá vàng trong nước tăng từ 500.000 đến 1 triệu đồng mỗi lượng, hiện giao dịch ở mức 106,2 triệu đồng.

Sơ kết quy chế phối hợp trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và khuyến nông

Chiều 11-4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp về công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật