Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 02:41:36

Đờn ca tài tử Bình Dương sẽ phát triển bền vững

0

Nhằm ôn lại những thành tựu trong thời gian qua, định ra những phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Bình Dương trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương (VH-TT&DL) và trường Đại học Trà Vinh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học ĐCTT Bình Dương - viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam bộ. Với nhiều ý kiến thảo luận hiến kế phát triển ĐCTT đầy tâm huyết của các nhà nghiên cứu khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ, tài tử trong và ngoài tỉnh, hội thảo đã góp phần khẳng định ĐCTT Bình Dương sẽ phát triển rực rỡ và bền vững.

 Bình Dương là nơi sớm có nghệ thuật ĐCTT, loại hình nghệ thuật này được các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ tài hoa luôn nâng niu, trân trọng, không ngừng sáng tạo và truyền dạy qua nhiều thế hệ. ĐCTT là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu, không thể mất trong đời sống của người dân nơi đây nói riêng và Nam bộ nói chung. Với tầm quan trọng của ĐCTT đối với đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân nơi đây, lãnh đạo tỉnh, các sở ngành đã rất quan tâm và thể hiện trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật âm nhạc của dân tộc.

CLB âm nhạc dân tộc TX.Dĩ An với tiết mục “Uống nước nhớ nguồn” trong chương trình giao lưu đờn ca tài tử mừng Đảng - mừng xuân 2017. Ảnh: M.HIẾU

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL đã đánh giá cao về sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu Đề án “Bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật ĐCTT ở Bình Dương”, sự nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, gửi bài tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học, nghệ nhân trong hội thảo. Các ý kiến, tham luận của các đại biểu sẽ mở ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy bền vững di sản văn hóa này trong thời kỳ phát triển và hội nhập mạnh mẽ hiện nay tại Bình Dương.

Theo Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, sự tham gia thảo luận sôi nổi của các đại biểu đã giúp cảm nhận được những trăn trở, suy tư từ những con người đầy tâm huyết, luôn mong muốn tìm ra giải pháp để ĐCTT ở Bình Dương bảo tồn và phát huy được giá trị của nó trong xã hội đương đại. Qua đây, tiến sĩ cũng kêu gọi các nhà quản lý văn hóa ở Bình Dương cần quan tâm hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, tài tử phát huy tài năng của mình. Để những người được tôn vinh có điều kiện đóng góp cho ĐCTT nhiều hơn, Sở VH-TT&DL, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương và các trung tâm văn hóa - thể thao các cấp cần phát huy hơn nữa năng lực của mình nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng, chấn chỉnh sinh hoạt của các đội, nhóm ở địa phương. Các nghệ nhân, tài tử cần tích cực sinh hoạt và truyền dạy nhiều hơn những ngón nghề lão luyện của mình để tài tử trẻ có thể kế thừa và phát huy, sáng tạo nhiều hơn.

Diễn ra trong thời điểm lãnh đạo và người dân Bình Dương hướng đến chào mừng Festival ĐCTT quốc gia lần II - Bình Dương năm 2017, với nhiều ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, hội thảo đã vượt qua khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Đồng thời, hứa hẹn sẽ góp phần giúp cho nghệ thuật âm nhạc ĐCTT ở Bình Dương được bảo tồn hiệu quả và ngày càng phát triển rực rỡ và bền vững. 

 Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 60 nghệ nhân, nghệ sĩ, tài tử của Bình Dương cùng các nhà nghiên cứu khoa học đến từ các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam bộ. Hội thảo đã nhận được 16 bài viết tham luận in trong kỷ yếu của các nhà nghiên cứu khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ. Các nội dung hội thảo chủ yếu tập trung về nguồn gốc và quá trình phát triển của ĐCTT Bình Dương trong sự tương quan với ĐCTT ở Đông và Tây Nam bộ; thực trạng hoạt động của CLB, ban nhóm ĐCTT từ trước và sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua đó, nêu bật vai trò của nghệ nhân, tài tử đã có những đóng góp trong việc sáng tạo, truyền dạy và phổ biến ĐCTT từ trước cho đến nay. Đồng thời, xác định vai trò quản lý của các thiết chế văn hóa - xã hội trong việc thực hiện cam kết của cộng đồng với UNESCO việc giữ gìn những giá trị văn hóa của nghệ thuật ĐCTT.

THỤC VĂN

 

 

Từ khóa: TX.Dĩ An

Tài tử ca có duyên với các huy chương vàng

Tuy làn hơi không dày nhưng đủ ngọt ngào với những bài bản oán, Kiều Oanh đã để lại nhiều ấn tượng với đông đảo người mộ điệu gần xa.

Festival Đờn ca Tài tử quốc gia lần II - Bình Dương 2017: Tự hào với những huy chương

“Tự hào cung điệu quê hương” là chương trình tham gia Hội thi Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ Quốc gia lần thứ II của Đoàn nghệ thuật ĐCTT Bình Dương.

Tự hào được hòa nhịp cùng đờn ca

Trải qua nhiều vui buồn cùng đờn ca tài tử (ĐCTT) nên giờ đây trong máu huyết của mình luôn có những nhịp đập của đờn ca.

Để giới trẻ từng bước tiếp cận với Đờn ca tài tử

Để cho thế hệ trẻ được tiếp cận, gìn giữ và phát huy là điều mà rất nhiều các nghệ nhân cũng như nghệ sĩ bộ môn này hiện còn trăn trở.

Những ngày hội vui ở đất Thủ

Tôi đã có những ngày hội thật vui khi lưu lại đất Thủ trong dịp Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017

Khoảnh khắc festival

Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017 diễn ra từ ngày 8 đến 12-4 với nhiều hoạt động phong phú đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Nỗ lực quảng bá đờn ca tài tử

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh là cô gái đất Bắc nhưng có sự quan tâm đặc biệt tới đờn ca tài tử (ĐCTT). Do đó, tại Festival ĐCTT quốc gia lần II – Bình Dương năm 2017

Hội thi Đờn ca tài tử - Cải lương chào mừng Festival Điểm đến lý tưởng của du khách

Ông Phan Hữu Trí, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Giáo cho biết, chào mừng Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần II – Bình Dương năm 2017

Điểm đến lý tưởng của du khách

Theo Ban tổ chức, không gian ẩm thực đặc sắc Nam bộ có 21 gian hàng của các tỉnh, thành trong khu vực Nam bộ và 3 gian hàng của Bình Dương

Nghĩa tình phương Nam trên đất Bình Dương

Có dịp theo chân các nghệ nhân, tài tử tham gia giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử (ĐCTT) ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh