Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 13:50:31

Đừng nên xem thường dấu hiệu khàn tiếng

0

Khàn tiếng là một triệu chứng bệnh lý có liên quan đến sự thay đổi bất thường của dây thanh quản hoặc liệt thanh quản. Nó có thể là bệnh lý lành tính thoáng qua và hết nhanh (viêm thanh quản cấp tính) hoặc kéo dài mạn tính (polyp dây thanh, hạt dây thanh, liệt dây thanh, viêm thanh quản mạn, papilloma thanh quản, lao thanh quản…).

BS Nguyễn Văn Tiên đang khám họng cho bệnh nhân


Theo BS Tiên, những dấu hiệu đi kèm với khàn tiếng mà có thể nó là lành tính, gồm: khàn tiếng cấp tính dưới 1 - 2 tuần và sau đó hết hẳn (lưu ý là hết hẳn chứ không phải là giảm bớt); khàn tiếng nhiều đợt, giữa các đợt khàn tiếng thì giọng hoàn toàn bình thường; khàn tiếng ngay sau có động tác là hét lớn, đột ngột; khàn tiếng không kèm theo dấu hiệu khó thở tăng dần; khàn tiếng không kèm ho khạc ra máu.
Những dấu hiệu đi kèm khàn tiếng phải lưu ý đi khám tai mũi họng sớm và nội soi để có hướng điều trị sớm, hiệu quả, gồm khàn tiếng đi cùng nuốt đau và khạc ra máu. Đây có thể là bệnh lý ung thư thanh quản. Cần phải tới BS tai mũi họng càng sớm càng tốt để nội soi chẩn đoán. Nếu nghi ngờ, bắt buộc phải làm sinh thiết. Bởi, nếu ung thư phát hiện sớm, khu trú tại dây thanh thì phẫu thuật sớm là rất quan trọng, cơ may hết bệnh là rất cao. Đặc biệt, đừng lo điều trị “phương ngoại” hay thuốc bắc, thuốc nam sẽ trễ thời gian can thiệp ngoại khoa; khàn tiếng kèm theo khó thở ngày càng tăng; khàn tiếng kèm theo nuốt đau, nuốt khó; khàn tiếng do liệt thanh quản... có thể có bệnh lý tuyến giáp kèm theo, hoặc bệnh lý tim mạch, hoặc bệnh lý trung thất…
BS Tiên cho rằng, khàn tiếng cấp tính dễ điều trị và dễ hết, còn khàn tiếng mạn tính khó điều trị hơn. Khàn tiếng do ung thư phải điều trị ngoại khoa (mổ) càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán xác định ung thư thanh quản bắt buộc phải sinh thiết thương tổn của dây thanh.

CẨM LÝ


 

Từ khóa:

Huyện Phú Giáo: Diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường

11 xã, thị trấn của huyện Phú Giáo vừa đồng loạt ra quân thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh.

Bảo vệ nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững

Đây là chủ đề của Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường diễn ra từ ngày 29-4 đến 6-5.

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.