Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 11-5-25 02:15:25
Hotline: 0274 383 347

G7 đạt quyết định lịch sử về gửi lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong toả cho Ukraine

0

Theo hãng tin AFP, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đồng ý chuyển 50 tỷ USD lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Liên bang Nga cho Ukraine.

Đồng ruble của Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Một quan chức Phủ Tổng thống Pháp tiết lộ với hãng tin AFP rằng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc sử dụng lợi nhuận từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để cung cấp cho Ukraine 50 tỷ USD vào cuối năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc vào ngày 13/6 tai Italy, nhưng trước thềm hội nghị, một quan chức Phủ Tổng thống Pháp cho biết: “Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận”.

Trong một diễn biến liên quan, vào vgày 11/6, tờ Nikkei Asia đưa tin có thông tin cho rằng G7 sẽ thành lập một quỹ để hỗ trợ Ukraine bằng cách sử dụng lợi nhuận tạo ra từ các tài sản bị đóng băng của Nga.

Theo Nikkei Asia, quỹ này sẽ được thành lập dưới sự quản lý của một tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), với sự đóng góp dưới hình thức các khoản vay thuộc khuôn khổ “Thúc đẩy các khoản thu bất thường” (ERA).

Hiện nay, các nước phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga, nhưng họ chỉ có thể tiếp cận nguồn thu nhập do các tài sản này tạo ra, khoảng 3,2 tỷ USD mỗi năm.

Bằng cách thành lập một quỹ cho phép các khoản vay được hoàn trả bằng nguồn thu nhập này, các quốc gia phương Tây có thể hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine nhiều hơn số tiền nêu trên

Quan chức Pháp được AFP dẫn lời cảnh báo rằng "nếu vì lý do này hay lý do khác, nếu tài sản của Nga không bị phong tỏa hoặc số tiền thu được từ tài sản của Nga không đủ để tài trợ cho khoản vay thì chúng tôi sẽ phải xem xét cách chia sẻ gánh nặng của khoản vay”.

Theo tờ The Kyiv Post, Mỹ đề xuất tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga theo “Đạo luật REPO dành cho người Ukraine” được thông qua gần đây, nhưng Liên minh châu Âu (EU) lại do dự hơn vì lo ngại những cạm bẫy về mặt pháp lý và tài chính của việc tịch thu.

Thay vào đó, Brussels tìm cách sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản bị phong tỏa và chuyển chúng đến Kiev.

Hiện nay, 2/3 số tài sản của Nga bị phong tỏa nằm ở các quốc gia EU, phần lớn trong đó do cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ nắm giữ.

EU đã thiết lập một khuôn khổ để gửi thu nhập đầu tư từ những tài sản này đến Ukraine.

Ngày 7/11/2023 Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự thảo luật có tên là "Đạo luật REPO dành cho người Ukraine", cho phép Tổng thống Mỹ tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga trong phạm vi quyền tài phán của Mỹ, ngoại trừ tài sản ngoại giao.

Theo dự luật này, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ có thể sử dụng số tiền này để tài trợ cho các nỗ lực tái thiết và viện trợ nhân đạo của Ukraine.

Dự luật, được 40 thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thông qua, xem việc tịch thu tài sản là một biện pháp thực thi nghĩa vụ của Moskva trong việc bồi thường thiệt hại mà Kiev phải gánh chịu do cuộc xung đột với Nga.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp ở Moskva ngày 27/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Về phía Nga, vào ngày 23/5/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả nếu Mỹ tịch thu tài sản của Nga.

Sắc lệnh do Điện Kremlin công bố phác thảo một cơ chế trong tương lai cho phép mọi thiệt hại do Mỹ gây ra sẽ được bù đắp bằng chính tài sản thuộc sở hữu của Mỹ hoặc các tổ chức liên quan.

Theo sắc lệnh, một thực thể Nga có thể yêu cầu tòa án Nga xác định xem tài sản của họ có bị phía Mỹ tịch thu một cách vô lý hay không và yêu cầu bồi thường. Chính phủ Nga và ngân hàng trung ương sẽ được trao quyền yêu cầu bồi thường những tổn thất đó thông qua tòa án Nga.

Sau đó, tòa án sẽ ra lệnh bồi thường bằng các tài sản của Mỹ ở Nga. Một ủy ban chính phủ sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách những người có thể trở thành đối tượng bị tịch thu tài sản để bồi thường cho các thực thể của Nga.

Các tài sản này có thể bao gồm chứng khoán, cổ phần trong các công ty Nga, bất động sản, động sản và quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của Mỹ.

Những người có thể bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này gồm có công dân Mỹ hoặc những người cư trú tại Mỹ, người thực hiện hầu hết hoạt động kinh doanh hoặc tạo ra phần lớn lợi nhuận của họ ở đó.

Theo Báo Tin tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm

Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đưa ra một loạt tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.

“Chân lý lịch sử 30/4” qua lăng kính kênh truyền hình CNC của Campuchia

Kênh truyền hình CNC đã đăng phát nhiều bài viết, bình luận với chủ đề "Chân lý lịch sử 30/4 của Việt Nam,”

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.

50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975

Truyền thông Lào khẳng định Chiến thắng 30/4 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, vẻ vang nhất, đưa đất nước Việt Nam tiến vào thời kỳ độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình và phát triển ổn định.

Dư luận Mỹ: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước

44% số người trưởng thành Mỹ được hỏi nhận xét Chiến tranh Việt Nam là không chính đáng, trong khi 50% số người được hỏi nói rằng vẫn không hiểu về việc Mỹ đang chiến đấu vì điều gì ở Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Nga ngừng bắn vĩnh viễn ở Ukraine

Người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh ông Trump ngày càng bức xúc với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky, và cả hai cần phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến.

Anh thông báo dỡ bỏ trừng phạt đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Syria

Thông báo của Văn phòng Thực thi trừng phạt tài chính Anh nêu rõ Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng Syria đã “được xóa khỏi Danh sách Hợp nhất và không còn phải chịu lệnh đóng băng tài sản nữa.”

Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.

Số du khách thiệt mạng trong vụ tấn công ở Kashmir có thể tăng lên hơn 20 người

Những phần tử khủng bố có vũ trang đã bất ngờ nổ súng vào đám đông, phá vỡ sự yên bình của một địa danh thường được gọi là "Thụy Sĩ thu nhỏ" của Kashmir.

Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Trả lời phỏng vấn, Tổng thống Nga Putin khẳng định nước này “giữ thái độ tích cực đối với bất kỳ sáng kiến hòa bình nào” và “mong đợi bước đi tương tự” từ phía Ukraine.