Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 17:15:43

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA siêu nhỏ

0

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska công bố giải Nobel Y sinh năm 2024 thuộc về hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun với việc phát minh RNA siêu nhỏ trong quá trình điều hòa gene.

Lễ công bố hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun được trao giải Nobel Y sinh 2024 với công trình phát minh RNA siêu nhỏ trong quá trình điều hòa gene, tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 7/10.

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

Tuyên bố của Hội đồng Nobel nhấn mạnh giải Nobel Y Sinh năm nay tập trung khám phá cơ chế điều hòa quan trọng được các tế bào sử dụng để kiểm soát hoạt động của gene.

Thông tin di truyền từ ADN đến RNA thông tin (mRNA - một loại RNA đóng vai trò khuôn mẫu để sản xuất protein theo hướng dẫn được ghi trong gene), thông qua quá trình phiên mã, sau đó đến bộ máy tế bào để sản xuất protein.

Tại đó, mRNA được dịch mã để protein được tạo ra theo các hướng dẫn di truyền lưu trữ trong ADN.

Kể từ giữa thế kỷ 20, một số khám phá khoa học cơ bản nhất đã giải thích cách thức hoạt động của các quá trình này.

Vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, 2 nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun là nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Robert Horvitz - người đã được trao giải Nobel Y Sinh năm 2002, cùng với Sydney Brenner và John Sulston vì những khám phá về "Điều hòa di truyền trong phát triển tạng và chết tế bào theo chương trình," mở đường cho việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh liên quan đến tế bào, trong đó có ung thư.

Trong phòng thí nghiệm của Horvitz, cả Ambros và Ruvkun đã nghiên cứu loài giun tròn C.elegans, sống tự do (không ký sinh), trong suốt, chiều dài khoảng 1 mm sống trong môi trường đất ôn đới.

Mặc dù có kích thước nhỏ, song C.elegans sở hữu nhiều loại tế bào chuyên biệt như tế bào thần kinh và cơ - vốn cũng được tìm thấy ở các loài động vật lớn hơn, phức tạp hơn, khiến loài giun này trở thành một mô hình hữu ích để nghiên cứu cách thức mô phát triển và trưởng thành ở các sinh vật đa bào.

Thông qua việc nghiên cứu giun C.elegans, 2 nhà khoa học đã phát hiện RNA siêu nhỏ, cùng vai trò của chúng trong quá trình điều hòa gene sau phiên mã. Cơ chế này đã thúc đẩy quá trình tiến hóa của các sinh vật ngày càng phức tạp.

Các nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng các tế bào và mô không phát triển bình thường, nếu không có RNA siêu nhỏ.

Điều hòa bất thường của RNA siêu nhỏ - có thể góp phần gây ung thư và đột biến ở các gene mã hóa cho RNA siêu nhỏ - đã được tìm thấy ở người, gây ra các tình trạng như mất thính lực bẩm sinh, rối loạn mắt và xương.

Giải Nobel Y Sinh đã được trao 114 lần kể từ năm 1901 đến nay. Trong năm 2023, giải thưởng danh giá này thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.

Giải thưởng Y Sinh là giải khai màn tuần lễ Nobel 2024. Các giải thưởng tiếp theo được công bố gồm Giải Nobel Vật lý (ngày 8/10), Giải Nobel Hóa học (ngày 9/10) và Giải Nobel Văn học (ngày 10/10).

Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) ngày 11/10.

Trong khi đó, giải Nobel Kinh tế sẽ khép lại Tuần lễ Nobel 2024 vào ngày 14/10./.

Theo TTXVN

Từ khóa: khoa học

Góp sức đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành kim chỉ nam hành động của Bình Dương.

Quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Ngày 21-2-2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Lợi ích của chữ ký số trong giao dịch điện tử, bảo mật thông tin

Thời gian gần đây, chữ ký số ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử.

Xét nghiệm máu siêu nhạy của Johns Hopkins phát hiện ADN ung thư sớm 3 năm

Nghiên cứu mới từ Đại học Johns Hopkins cho thấy dấu vết ung thư có thể phát hiện trong máu trước khi chẩn đoán chính thức tới 3 năm, mở ra cơ hội điều trị sớm.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, Bình Dương đã không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đã tìm ra lý do COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

Phát hiện mới cho thấy một loại protein của virus SARS-CoV-2 - tác nhân gây bệnh COVID-19, có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn, dẫn đến việc tấn công cả những tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

Đề án 06: Nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) đề ra mục tiêu tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và quyền lợi của người dân, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm.

Tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XI và cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ XXI

Sáng 30-5, tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XI, năm 2024-2025 và cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI.

Bảo vệ tên miền “.vn” trước nguy cơ bị chiếm đoạt trái phép

Để ngăn chặn các nguy cơ chiếm quyền, chuyển hướng hay giả mạo, Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) khuyến nghị các cá nhân, tổ chức kích hoạt Registry Lock.

Các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cần mang lại hiệu quả cho sự phát triển của tỉnh

Chiều 20-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp Hội đồng đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh