Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-4-25 20:03:45

Hai chị em nơi tuyến đầu chống dịch

0

(BDO) Cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 lần này rất khốc liệt và lắm gian nguy. Nơi tâm dịch Bình Dương, hơn 3 tháng căng mình chống dịch cũng là bấy nhiêu thời gian các y, bác sĩ kiên cường bám trụ trên tuyến đầu. Đối mặt với hiểm nguy, họ vẫn đang dồn sức lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid – 19, với một niềm mong mỏi đại dịch sớm được đẩy lùi…

Trong trận chiến quyết liệt này, đội ngũ y tế nơi tuyến đầu phòng chống dịch có 2 chị em gái kiên cường xung trận. Đó là điều dưỡng viên Ngô Thị Thu Hiền (sinh năm 1985) và y sĩ Ngô Thị Thu Thủy (sinh năm 1987), công tác tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 

Cùng nhau “ra trận”

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, Bình Dương trở thành tâm dịch của cả nước khi bệnh nhân Covid -19  tăng nhanh mỗi ngày. Đối mặt với “kẻ thù” Covid - 19 đầy nguy hiểm, thách thức, lực lượng tuyến đầu, trong đó có đội ngũ y tế đã và đang ngày đêm kiên trì, dũng cảm hy sinh quên mình để góp sức cùng tỉnh nhà sớm chiến thắng đại dịch Covid-19. 

Hai chị em Hiền, Thủy thi thoảng được gặp nhau trong chốc lát tại Bệnh viện dã chiến số 4.

Trước khi nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ, 2 chị Hiền và Thủy tranh thủ ghé qua nhà gửi con nhờ cha mẹ chăm sóc, rồi vội vã thu xếp quần áo, tư trang cùng nhau “ra trận”. Nơi tuyến đầu phòng chống dịch, 2 chị em phải ở cách xa nhau khi có sự điều động đột xuất. 

Chị Hiền được điều động đến chăm sóc bệnh nhân Covid -19 tại Bệnh viện dã chiến số 4, còn Thủy được điều động tham gia Đội phản ứng nhanh của huyện Bàu Bàng. Mỗi người một nhiệm vụ, thỉnh thoảng 2 chị em mới có cơ hội gặp nhau trong phút chốc khi Thủy đưa đón F0 vào Bệnh viện dã chiến số 4, nơi chị gái đang trực cấp cứu. Qua bộ quần áo bảo hộ và lớp khẩu trang kín mít, hai chị em gặp nhau an ủi, động viên cùng giữ gìn sức khỏe.

Vốn xuất thân trong gia đình binh nghiệp, có cha là đại tá quân đội đã về hưu nên hai chị được thừa hưởng ý chí dũng cảm, kiên cường của một người lính.  

Được biết, nơi hậu phương, mẹ của hai chị là bà Nguyễn Thị Dương, Bí thư Chi bộ ấp 4, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động cứu trợ ở địa phương, chăm lo giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội. 

Nói về 2 “chiến sĩ” là con của mình trước khi lên đường tham gia phòng chống dịch nơi tuyến đầu, cựu chiến binh Ngô Xuân Định, cha của 2 chị Hiền, Thủy,  chia sẻ với chúng tôi qua điện thoại: “Nhà có 2 cô con gái đều chọn ngành y là đúng với tâm nguyện của gia đình. Dù biết rằng, công việc vất vả và đầy nguy hiểm nhưng gia đình tôi rất yên tâm và luôn động viên các con cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ”. 

Trở về khi dịch bệnh bị đẩy lùi

Chúng tôi gặp chị Thủy trong một lần công tác, khi đó huyện Bàu Bàng vừa mới xuất hiện ổ dịch Covid - 19 đầu tiên tại khu vực Công ty TNHH Sewang VN, Khu công nghiệp - đô thị huyện Bàu Bàng. 

Lúc đó, chị mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh và đeo khẩu trang kín mít. Dáng người tuy nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, chị khoác máy phun hóa chất nặng khoảng 30kg trên lưng rồi bấm máy phun khử khuẩn xung quanh khu vực có ca nhiễm. 

Chị Thủy tâm tình, có những hôm đi xử lý nhiều ổ dịch mới, chị khoác máy phun khử khuẩn trên lưng suốt cả ngày nên khá mệt mỏi. “Suốt thời gian qua, chúng tôi làm việc hầu như không có giờ giấc. Sáng đi truy vết, xét nghiệm Covid - 19, chiều về chưa kịp nghỉ ngơi thì có điện thoại gọi đến cần hỗ trợ đưa F0 nhập viện, tôi cùng đồng đội lại lên đường. Có ngày nhận nhiều cuộc gọi nên phải đi đón bệnh nhân từ đêm đến sáng mới về trạm”, chị Thủy chia sẻ.

 Với chị Hiền, cũng đã bao đêm chập chờn giấc ngủ vì lo cho bệnh nhân. Chị chia sẻ: “Mỗi một bác sĩ và điều dưỡng ở đây phải chăm sóc và điều trị hàng trăm bệnh nhân. Có những lúc mệt mỏi đến kiệt sức nhưng thấy bệnh nhân vật vã, khó thở, chúng tôi lại lao vào công việc quên cả mệt nhọc”.

Giờ đây, dịch bệnh Covid - 19 ở huyện Bàu Bàng đã nằm trong tầm kiểm soát, nhưng 2 chị em  vẫn chưa thể về nhà thăm cha mẹ và chồng con dù rất nhớ nhà. Chị Thủy vẫn ở lại Trạm Y tế trực chiến để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh. Chị tâm tình: “Mấy hôm nay công việc có phần nhẹ nhàng hơn trước, tôi mới được thở phào nhẹ nhõm”. 

Còn chị Hiền vẫn bận rộn chăm sóc bệnh nhân Covid - 19 ở Bệnh viện dã chiến. Từ ngày xông pha lên tuyến đầu chống dịch chưa một lần về thăm chồng con, nhưng hai chị chưa thể hẹn ngày về thăm nhà vì dịch Covid-19 vẫn còn đó. “Tôi vẫn ở lại trạm, nếu điều động sang hỗ trợ TP.Thuận An, TX.Tân Uyên tôi sẵn sàng nhận lệnh lên đường”.

Thu Hường

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Cẩn trọng với thị trường thực phẩm chức năng hậu COVID-19

Hiện nay, trên thị trường Hà Nội xuất hiện nhiều quảng cáo "thần thánh" thuốc bổ hậu COVID-19 có tác dụng hỗ trợ giải độc phổi, thanh lọc, làm sạch phổi, giúp thở dễ dàng hơn...

TP.HCM triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), đội ngũ y bác sỹ sẽ tiêm chủng cho 200 học sinh Trường Trung học Cơ sở Hồng Bàng.

Cuộc sống đang trở lại bình thường nhưng không chủ quan lơ là trong phòng, chống dịch

Hiện toàn tỉnh đang thực hiện tốt trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”.

Ba điều lưu ý khi sống với Covid-19 như bệnh lưu hành

Với Việt Nam, đã đến lúc tính đến việc xem Covid-19 là dịch bệnh lưu hành, và sống chung với nó an toàn, nếu hội đủ các điều kiện:

Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19

Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm.

Bình Dương ghi nhận thêm trường hợp nhập cảnh nhiễm Omicron

Sáng 15-2, Sở Y tế thông báo Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhập cảnh nhiễm Omicron. Đó là anh T.Đ.P., sinh năm 1989, Quốc tịch Việt Nam.

Chủ động phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể mới của vi rút Sars-CoV-2

Hiện nay, dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến khó lường trước sự xuất hiện và tốc độ lây lan của biến chủng mới (Omicron).

Xuất hiện các ổ dịch phức tạp, Nam Định tập trung chống dịch dịp Tết

Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nam Định cho thấy trong số 518 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong ngày 28/1, có tới 343 ca trong cộng đồng; số còn lại ở trong khu cách ly, phong tỏa.

Thanh Hóa ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay

Trong số 727 bệnh nhân có 237 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng, 223 bệnh nhân ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế và 267 bệnh nhân đang được cách ly theo quy định.

COVID-19: Thành phố Cần Thơ trở thành vùng xanh từ ngày 24/1

Từ ngày 24/1, thành phố Cần Thơ đã hạ cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1 (vùng xanh).