Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 18-7-25 21:28:21

Hiệu quả kinh tế từ trồng tre lấy măng

0

Hiện nay, nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Điển hình tại xã Cây Trường II (huyện Bàu Bàng), nhiều nông dân sau khi chuyển đổi sang trồng măng tre đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây cao su. Tuy nhiên, để tránh tình trạng chuyển đổi ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trước mắt, chính quyền địa phương luôn khuyến khích người dân nghiên cứu kỹ và có chiến lược phát triển phù hợp.

Hiệu quả từ giống cây mới

Theo bước chân của ông Nguyễn Văn Em, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất măng tre Điền Trúc (ấp Ông Thanh, xã Cây Trường II) tham quan những vườn tre đang vào vụ thu hoạch. Dưới những tán tre vươn cao, những búp măng tre mập mạp vươn lên báo hiệu mùa vụ bội thu.

Qua lời của ông Em, trước đây cao su là cây chủ lực của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm gần đây do thị trường mủ cao su giá không ổn định, một số bà con sau khi thanh lý cây cao su đã hết tuổi, đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm của các xã lân cận để trồng thử nghiệm măng tre. Kết quả thật đáng mừng vì hiệu quả kinh tế từ trồng măng tre vượt trội hơn hẳn so với cây cao su tại thời điểm này. Trồng măng tre chỉ cần mua giống lần đầu tiên, sau 12 tháng là cho thu hoạch. Từ 10 ha diện tích trồng măng tre đến nay trên địa bàn xã Cây Trường II đã nhân lên khoảng 100 ha.

Ông Nguyễn Văn Em, Giám Đốc HTX Sản xuất măng tre Điền Trúc tại vườn măng tre của gia đình

Ông Em cho biết măng cho hiệu quả ra sao phụ thuộc vào việc chọn giống và cách chăm sóc để búp măng mọc nhanh, nhiều. Măng ưa nước cho nên tưới tiêu phải đều và đủ. Mùa mưa này, măng đang cho năng suất cao, giá khoảng 15.000 đồng/kg. Để măng phát triển tốt một năm phải thay cây mẹ một lần. Từ một bụi măng, sau một năm thấy những cây bên cạnh mọc lên ổn định sẽ tiến hành chặt bỏ cây già, cây non để lại, qua 5 - 7 tháng sẽ lại cho búp măng. Tiếng lành đồn xa, hiện nay măng tre của các hộ dân và các xã viên trong HTX luôn đắt hàng, thu hoạch bao nhiêu thương lái đến thu gom hết bấy nhiêu. Trung bình một năm, mỗi một hộ trồng tre lấy măng trên địa bàn xã thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ năm/1ha. Việc mạnh dạn trồng giống mới đã đem lại thu nhập ổn định hơn.

Cần có quy hoạch

Để tránh tình trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính tự phát, ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trước mắt, cần có quy hoạch cụ thể để tránh tình trạng “được mùa rớt giá”. Đây cũng là biện pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng bền vững.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Tuấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cây Trường II, cho biết: “Hiện tại, hiệu quả kinh tế từ trồng măng tre cao hơn cây cao su. Tuy nhiên, địa phương luôn khuyến cáo bà con nông dân xem xét kỹ để chuyển đổi cây trồng, không ồ ạt sẽ dẫn đến cung vượt cầu. Tại địa phương, xã viên HTX và các hộ dân trồng măng tre nhưng vẫn giữ lại diện tích cây cao su. Mỗi một hộ có 2 - 3 ha đất trồng cao su chỉ chuyển đổi 1 ha. Hơn nữa, mặc dù cây cao su giá thấp nhưng vẫn có thể “sống” được, nên xã không khuyến khích người dân chặt bỏ hàng loạt. Bên cạnh đó, nhiều người dân từ các xã khác đến thuê đất còn trống để trồng măng tre, dẫn đến số lượng diện tích măng tre tăng vọt lên”.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, chính quyền địa phương và người dân đã có sự nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lao động tại chỗ. Một số hộ nông dân lựa chọn trồng cả cây sầu riêng, tuy nhiên kỹ thuật, thổ nhưỡng và khâu chăm sóc kén hơn so với trồng măng tre. “Hơn nữa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng măng tre nhằm định hướng cho nông dân phát triển những loại cây phù hợp theo hướng “mỗi xã một sản phẩm”. Người nông dân sẽ chọn theo khả năng để trồng loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao, từ đó xã thường xuyên triển khai Chương trình OCOP, giới thiệu thêm nhiều sản phẩm hiệu quả của địa phương lên cấp huyện, cấp tỉnh”, ông Hùng cho biết thêm.

Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Cây Trường II, cho thấy quá trình thực hiện chuyển đổi phải được dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế, lợi thế ở địa phương. Các địa phương đều cần quan tâm đến việc quy hoạch vùng, diện tích, cũng như xác định đối tượng cần chuyển đổi nhằm tránh chồng chéo, cũng là cơ sở để định hướng cho nông dân trồng cây gì, diện tích bao nhiêu...

Hiện nay, trên địa bàn xã Cây Trường II có tổng cộng 100 ha diện tích măng tre, phần lớn được chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây cao su. Riêng HTX Sản xuất măng tre Điền Trúc có diện tích canh tác 10 ha/7 xã viên. Mặc dù, trồng măng tre cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây cao su, nhưng chính quyền địa phương không khuyến khích người dân chuyển đổi ồ ạt nhằm tránh rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Theo đó, diện tích cây cao su tiểu điền vẫn chiếm khoảng gần 1.000 ha.

 TIẾN HẠNH

Từ khóa: Chương trình OCOP

Công bố quyết định tổ chức, sáp nhập, thành lập Đảng bộ xã Trừ Văn Thố

Chiều 30-6, Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Trừ Văn Thố tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Suýt mất hàng trăm triệu đồng với chiêu lừa “nâng cấp” khách hàng thân thuộc

Sáng 30-6, nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương đã kịp thời giúp khách hàng tránh mất hàng trăm triệu đồng với chiêu trò “nâng cấp” tài khoảng Priority Vietcombank,

6 doanh nghiệp rót vốn hơn 33.000 tỷ đồng vốn đầu tư tại Bình Dương

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án 6 dự án tiêu biểu của các doanh nghiệp...

Nghiên cứu 2 tuyến đường sắt có vốn đầu tư hơn 110.000 tỷ đồng   

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 104 UBND tỉnh. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Nhiệm kỳ 2021-2025, tăng trưởng bình quân của tỉnh Bình Dương đạt 7,2%

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác tác chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2021-2025 của UBND tỉnh.

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây

Sáng 28-6, tại phường Đông Hòa, TP.Dĩ An, Tập đoàn Bcons đã tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây.

Khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746

Ngày 28-6, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746.

Công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Sáng ngày 28-6, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Hợp long cầu 600 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn

Ngày 28-6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hợp long cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.

Khánh thành tượng đài trung tâm khu tưởng niệm chiến khu D

Sáng 28-6, tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, UBND tỉnh đã long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài trung tâm khu tưởng niệm chiến khu D.