Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 13:57:42

Hỏi- đáp pháp luật ngày 19-03-2013

0

Hỏi: Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn tại tòa án, chúng tôi có 1 con chung được 30 tháng tuổi. Vợ tôi muốn nuôi con và yêu cầu tôi hàng tháng phải cấp dưỡng 3 triệu đồng tiền nuôi con. Tôi không đồng ý với mức cấp dưỡng mà vợ tôi đưa ra vì tôi thấy không hợp lý. Tôi muốn hỏi về vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn được quy định như thế nào?

Anh TRẦN NGỌC M. (TX.Dĩ An)

Trả lời:

Trường hợp anh không phải là người trực tiếp nuôi con thì anh vẫn có quyền, nghĩa vụ đối với con của mình sau khi vợ chồng anh ly hôn. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Bên cạnh đó, theo điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Ngoài ra, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Như vậy, nếu anh không được trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng phải được hai vợ chồng thỏa thuận, không phải do một trong hai bên tự quyết định. Trong trường hợp vợ chồng anh không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết những vấn đề trên.

 

Hỏi: Hai vợ chồng tôi ly hôn vào tháng 3-2015, lúc đó do tôi không có điều kiện kinh tế nên việc nuôi con tòa án giao cho chồng tôi. Hiện nay, tôi đã đi làm, kinh tế đã ổn định có thể lo được cho con của mình do vậy tôi muốn giành lại quyền nuôi con thì có căn cứ pháp luật nào không? Con của tôi hiện nay được 8 tuổi và cháu cũng muốn về sống với tôi?

Chị HOÀNG NGỌC Tr. (TP.TDM)

Trả lời:

Theo quy định tại điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích hoặc cơ quan, tổ chức như: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp phụ nữ thì tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Trong trường hợp này chị có thể tự mình yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu được, chị và cha của cháu bé có thể thỏa thuận vấn đề thay đổi người nuôi con với nhau, đồng thời chị phải chứng minh cho tòa án rằng mình đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc cháu bé có nguyện vọng sống chung với chị là một căn cứ có lợi cho chị để tòa án xem xét khi giải quyết yêu cầu của chị.

SỞ TƯ PHÁP TỈNH

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Hỏi - đáp về một số quy định của Luật Đất đai năm 2024

Hỏi: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 bao gồm những hành vi nào?

Văn bản pháp luật

I. Chính phủ

Hỏi - đáp về một số quy định liên quan chứng thực điện tử

Hỏi: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là gì?

Góc hỏi đáp pháp luật

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?

Góc hỏi - đáp pháp luật

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Văn bản mới

I. CHÍNH PHỦ

Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23-5-2021 thì cử tri phải đủ 18 trở lên.

Trả lời bạn đọc

Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng?

Trả lời bạn đọc

Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27-11-2020 về quản lý sử dụng pháo, pháo là gì và bao gồm những loại nào? Pháo hoa và pháo hoa nổ được phân biệt như thế nào?

Trả lời bạn đọc

Chị Phạm Thị A và anh Nguyễn Văn K. chung sống với nhau như vợ chồng và cư trú tại xã P.C, huyện T.U. Anh, chị có tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn