Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 15:34:32

Hỏi đáp về chính sách bình đẳng giới

0

Hỏi: Trách nhiệm của gia đình trong thực hiện bình đẳng giới (BĐG) là gì?

Trả lời: Theo Điều 33 của Luật BĐG quy định: Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về BĐG; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Hỏi: Trách nhiệm của công dân trong thực hiện bình đẳng giới (BĐG) là gì?

Trả lời: Theo Điều 34 của Luật BĐG, công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây: Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và BĐG; thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về BĐG; phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm BĐG của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

Hỏi: Luật Bình đẳng giới (BĐG) quy định thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện BĐG tại cơ quan, tổ chức mình?

Trả lời: Theo Điều 32 Luật BĐG quy định: Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của luật này có trách nhiệm sau đây: Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng; báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về BĐG liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.

Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy BĐG sau đây: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về BĐG cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động; bố trí cán bộ hoạt động về BĐG; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường BĐG; dành nguồn tài chính cho các hoạt động BĐG; tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hòa giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.

Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động quy định tại khoản này.

P.V

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Hỏi - đáp về một số quy định của Luật Đất đai năm 2024

Hỏi: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 bao gồm những hành vi nào?

Văn bản pháp luật

I. Chính phủ

Hỏi - đáp về một số quy định liên quan chứng thực điện tử

Hỏi: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là gì?

Góc hỏi đáp pháp luật

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?

Góc hỏi - đáp pháp luật

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Văn bản mới

I. CHÍNH PHỦ

Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23-5-2021 thì cử tri phải đủ 18 trở lên.

Trả lời bạn đọc

Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng?

Trả lời bạn đọc

Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27-11-2020 về quản lý sử dụng pháo, pháo là gì và bao gồm những loại nào? Pháo hoa và pháo hoa nổ được phân biệt như thế nào?

Trả lời bạn đọc

Chị Phạm Thị A và anh Nguyễn Văn K. chung sống với nhau như vợ chồng và cư trú tại xã P.C, huyện T.U. Anh, chị có tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn