Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 09:39:22

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Libya được "hợp thức hóa"

0

Bất chấp sự phản đối của một số nước Mỹ Latinh và châu Phi, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) Libya là đại diện hợp pháp giữ ghế thành viên của Libya tại LHQ. Động thái trên đồng nghĩa với việc Chủ tịch NTC, ông Mustafa Abdel Jalil, sẽ có thể tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại LHQ ở New York vào tuần tới.   Một tay súng của NTC bị thương tại Sirte đang được cấp cứu trên trực thăng ngày 16-9.

HĐBA LHQ đã bật đèn xanh

Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với việc phong tỏa tài sản và cấm vận vũ khí đối với Libya, đồng thời thành lập Phái bộ của LHQ tại Libya (UNSMIL). Nghị quyết cũng quyết định dỡ bỏ phong tỏa tài sản và các biện pháp khác nhằm vào Tập đoàn Dầu lửa quốc gia Libya và Công ty Dầu mỏ Zueitina, nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Libya, Ngân hàng Ngoại thương Arập Libya, Cơ quan Đầu tư Libya và Quỹ Đầu tư châu Phi của Libya. Nghị quyết tuyên bố tiếp tục duy trì vùng cấm bay tại Libya, nhưng cho phép các nước cho máy bay của Libya hạ cánh - một tín hiệu bật đèn xanh để các hãng hàng không Libya nối lại hoạt động.

UNSMIL có nhiệm vụ khôi phục an ninh công cộng, hướng dẫn, khuyến khích áp dụng luật pháp tại Libya, đảm nhiệm các cuộc đối thoại chính trị, thúc đẩy hòa giải dân tộc, xúc tiến soạn thảo hiến pháp và tiến trình bầu cử, thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế.

Hiện có khoảng 90 quốc gia công nhận NTC, lực lượng đã lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Tuy nhiên, Liên minh Châu Phi (AU) tới nay vẫn từ chối thừa nhận NTC và gắn điều này với một lộ trình, yêu cầu thiết lập một chính phủ đa đại diện tại quốc gia Bắc Phi này.

Ai sẽ lãnh đạo Libya?

Theo nhiều nguồn tin, hôm nay (18-9) giới chức Libya sẽ bổ nhiệm một chính phủ chuyển tiếp mới. Tuy nhiên tới lúc này, một chính quyền mới của Libya được chờ đợi là sẽ dựa trên thành phần của NTC, vốn được thành lập từ đầu tháng 3 tại thành trì Benghazi. Chủ tịch NTC Libya Mustafa Abdul Jalil, cựu Bộ trưởng Tư pháp, giành được sự ủng hộ của khu vực phía Đông Libya, đang được chú ý. Một gương mặt khác cũng xuất hiện khá nhiều trước báo chí là ông Mahmoud Jibril, nhân vật thứ hai trong NTC. Ông Jibril là người đưa ra các quyết định hàng ngày để điều hành NTC. Tuy nhiên, chưa có ai trong hai người trên thực sự có đủ uy tín chính trị để lãnh đạo đất nước.

Một đêm, 354 người thiệt mạng

Ngày 17-9, người phát ngôn của nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi, ông Moussa Ibrahim cho hãng tin Reuters biết các cuộc không kích hơn 30 quả tên lửa của NATO vào thành phố Sirte suốt đêm 16-9 đã đánh trúng một tòa nhà dân cư và một khách sạn lớn, làm hơn 354 người thiệt mạng, 89 người hiện mất tích và gần 700 người bị thương. Tuy nhiên, tuyên bố này vẫn chưa được xác nhận do phần lớn thông tin liên lạc tại Sirte, quê hương của ông Gaddafi, đã bị cắt đứt. NATO chưa đưa ra bình luận nào. Ông Ibrahim cho biết nhà lãnh đạo Gaddafi hiện vẫn ở Libya và đang lên kế hoạch tấn công trả thù lực lượng ủng hộ NTC tại các thành lũy còn lại. Cũng theo ông Ibrahim, chỉ trong vòng 17 ngày qua đã có hơn 2.000 người dân thành phố Sirte thiệt mạng trong các vụ không kích của NATO.

Trong khi đó, lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi cho biết họ đã gây thương vong lớn cho các tay súng của NTC tại Bani Walit và sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài.

 Theo SGGPO

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.