Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 22:39:05

Hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường

0

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu hụt tế bào beta trong tuyến tụy nội tiết, nơi chịu trách nhiệm sản xuất insulin. Để theo dõi, kiểm soát lượng đường huyết, bệnh nhân phải thường xuyên làm xét nghiệm và tiêm insulin bổ sung nên rất bất tiện, nguy cơ cao.

 Các nhà khoa học đã tìm ra một hướng đi mới trong việc điều trị bệnh tiểu đường 

Vì vậy, các nhà khoa học tại Viện Gladstone ở San Francisco (Mỹ) đã nghiên cứu cách biến tế bào da thành tế bào beta cung cấp cho tuyến tụy nội tiết để sản xuất insulin.

Một trong những khó khăn là khi tuyến tụy nội tiết suy yếu sẽ giới hạn tái sinh tế bào beta. Giáo sư Sheng Ding tại Viện Gladstone đã đi theo hướng khai thác công nghệ tế bào gốc để chuyển tế bào da thành tế bào beta giúp tiết ra insulin nội sinh.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu với các tế bào da được gọi là nguyên bào sợi, chúng được thu thập từ những con chuột trong phòng thí nghiệm. Qua cách xử lý với hỗn hợp phân tử và tái lập trình các yếu tố, các nguyên bào sợi sẽ chuyển đổi thành tế bào giống như tế bào nội bì, dạng tế bào này có trong phôi từ rất sớm và cuối cùng chuyển đổi thành các cơ quan chính của nội tạng bao gồm cả tuyến tụy.

Tạp chí Gizmag dẫn lời tiến sĩ Scholar Ke Li cho biết các tế bào nội bì đã chuyển đổi thành các tế bào tụy tạng và được gọi là PPLC, trưởng thành giống như tế bào beta giúp tuyến tụy tiết ra insulin.

Một số con chuột trong thử nghiệm đã bị sửa đổi gen để tăng đường huyết đột biến rồi sau đó được cấy PPLC vào cơ thể, sau một tuần lượng đượng huyết dần trở về chỉ số bình thường.

Khi tiến hành thử nghiệm dài hạn hơn, sau tám tuần cấy ghép PPLC, các nhà khoa học ghi nhận sự gia tăng rõ rệt các tế bào chức năng giúp tăng tiết insulin.

Gizmag dẫn lời tiến sĩ Matthias Hebrok, thành viên trong nhóm nghiên cứu, giám đốc một trung tâm về bệnh tiểu đường, cho biết công nghệ này có thể ứng dụng vào con người tạo nên phương thức chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 mới.

Theo thanhnien.com.vn

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.