Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 16:31:50

I-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người

0

Bướu cổ và chậm phát triển trí tuệ là 2 ảnh hưởng thường gặp do thiếu hụt i-ốt. Trên thực tế, thiếu hụt i-ốt còn gây nên nhiều ảnh hưởng khác, đặc biệt là đối với sức khỏe ở mọi lứa tuổi…

   Hãy sử dụng muối i-ốt trong chế biến món ăn thay cho muối thường để phòng, chống thiếu hụt i-ốt

 I-ốt được xem là vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, duy trì thân nhiệt, phát triển xương ở mỗi người. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của đời người, thiếu hụt i-ốt đều có những tác hại khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa I Hồng Hữu Đức, khoa Sốt rét - Nội tiết, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, thiếu i-ốt có thể gây tác hại ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt nguy hiểm là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Trong thời kỳ bào thai, cơ thể hình thành và phát triển rất nhanh nhờ tác động của hormon giáp từ mẹ truyền qua nhau thai. Hormon giáp còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh. Vì thế, nếu người mẹ thiếu i-ốt trong 2 tháng đầu của thai kỳ thì đứa trẻ ra đời rất dễ bị câm điếc bẩm sinh, đần độn thần kinh, bướu cổ sơ sinh và thiểu năng giáp. Người mẹ mang thai thiếu i-ốt còn có thể gây ra một loạt các tác hại khác, như: thai chết lưu, đẻ non hoặc sẩy thai. Đối với trẻ nhỏ, thiếu i-ốt sẽ làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ và chiều cao, học tập yếu kém. Ở tuổi dậy thì, nếu thiếu i-ốt rất dễ bị bệnh bướu cổ và có thể gặp các biến chứng của bệnh bướu cổ. Đối với người lớn, thiếu i-ốt sẽ làm giảm khả năng lao động. Từ đó BS Đức khẳng định, thiếu i-ốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong các bệnh thường gặp do thiếu hụt i-ốt mà chúng ta thường thấy nhất là bệnh bướu cổ. Bướu cổ là sự phì đại của tuyến giáp do cơ chế bù trừ của sự thiếu hormon giáp, có tính chất lành tính không gây nguy hiểm ở giai đoạn đầu, nhưng có ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mỗi người. Các trường hợp bị bướu cổ lớn có thể gây chèn ép khó khở, khó nuốt và về lâu dài có thể dẫn đến suy giáp... ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong số các nguyên nhân gây bướu cổ, thì thiếu i-ốt trong chế độ ăn là nguyên nhân chủ yếu.

Tại Bình Dương, qua kết quả giám sát muối năm 2012 cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ đạt 65,31%, rất thấp so với quy định là cao hơn hoặc bằng 91%. Nguyên nhân, do người dân có thói quen dùng muối thường và chưa biết nhiều về lợi ích của muối i-ốt. Do đó, Bình Dương nằm trong vùng có nguy cơ quay lại tình trạng thiếu i-ốt.

Để phòng chống các bệnh do thiếu i-ốt, các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, như: tiêm hoặc uống dầu i-ốt (dầu Lipiodol), trộn i-ốt vào nước uống, trộn i-ốt vào muối hoặc vào các thực phẩm khác… Trong các biện pháp trên, biện pháp trộn i-ốt vào muối ăn đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi, trong đó có Việt Nam. Qua thực tế, biện pháp này đã mang lại hiệu quả hơn cả vì phương pháp đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả và an toàn. BS Đức cho rằng, ưu điểm của phương pháp này là mọi người đều có thể được cung cấp đủ một lượng i-ốt đều đặn hàng ngày mà không sợ quên như khi dùng thuốc. Mặt khác, trộn i-ốt vào muối ăn không làm thay đổi màu sắc và mùi vị của muối, khi chế biến món ăn cũng vậy. Hơn nữa, mọi người trong xã hội, bất kể tuổi tác, giàu nghèo đều dùng muối trong bữa ăn hàng ngày.

Tác dụng của i-ốt là thực sự cần thiết, rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi cá nhân và cộng đồng. BS Đức khuyến cáo, để phòng bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu hụt i-ốt gây ra, vì tương lai của thế hệ trẻ, vì chất lượng giống nòi, mọi người, mọi nhà cần sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có chứa i-ốt. Vì đây là biện pháp có hiệu quả cao, rẻ tiền, bảo đảm bổ sung i-ốt thường xuyên, đều đặn cho tất cả mọi người. BS Đức cũng lưu ý, khi mua muối, người tiêu dùng nên chọn những bao muối còn nguyên vẹn, có nhãn mác, còn hạn sử dụng rõ ràng, muối phải khô không ẩm ướt. Trong quá trình sử dụng muối i-ốt ở mỗi gia đình, phải bảo quản muối ở nơi khô ráo trong lọ kín, để xa bếp nhằm tránh ảnh hưởng của sức nóng.

Để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong mỗi gia đình, bảo đảm đủ lượng i-ốt cần thiết cho mỗi người hàng ngày, những người nội trợ cần có kiến thức về tác dụng của i-ốt, để từ đó biết cách bổ sung những loại thực phẩm có chứa i-ốt trong bữa ăn hàng ngày. Trong quá trình chế biến món ăn, nên sử dụng bột canh i-ốt, muối i-ốt... thay cho muối thường để “Mang lại cho con bạn trí thông minh và sức khỏe”.

 HỒNG THUẬN

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.