Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 10:30:20

Kết quả đáng ghi nhận trong điều trị bệnh nhân Covid-19

0

Thời gian qua, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong giảm đáng kể và thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân xuất viện ngày càng tăng, số ca chuyển biến nặng giảm đáng kể.


Bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa, TX.Bến Cát thuộc Bệnh viện dã chiến số 2

Thay đổi chiến thuật thu dung, điều trị

Nhằm giảm tải cho các cơ sở tuyến trên điều trị bệnh nhân Covid-19, Bình Dương sử dụng kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính làm tiêu chuẩn cho bệnh nhân xuất viện. Theo đó, với những bệnh nhân không triệu chứng, không yếu tố nguy cơ, không bệnh nền, sau 7 ngày điều trị nếu test nhanh kháng nguyên âm tính thì cho ra viện, theo dõi cách ly tại nhà theo quy định. Phương pháp này được chuyên gia Bộ Y tế đánh giá cao và Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép tỉnh triển khai thực hiện.

Do đó, trong những ngày qua, nhờ áp dụng phương pháp này, hệ thống điều trị tỉnh đã giảm tải phần nào và linh động hơn trong công tác điều trị, điều phối F0. Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tuần, toàn tỉnh đã đóng cửa 12 khu cách ly tập trung, dồn lực lượng y tế về các tầng điều trị cao hơn. Tính đến ngày 17-9, toàn tỉnh đã có 127.241 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện, chiếm hơn 75% tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 (169.073 ca). Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong chiếm 0,8% và thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước.

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Y khoa Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương, tới đây để đạt mục tiêu giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong, công tác điều trị tập trung sâu hơn vào gốc rễ của vấn đề. Do đó, ngành y tế thay đổi chiến thuật triển khai cách ly tập trung trong bệnh viện. Khu cách ly sẽ giải tán, nơi nào đủ điều kiện sẽ trở thành bệnh viện tầng 1, tập trung lực lượng y, bác sĩ, thuốc men, oxy, trang thiết bị y tế.

Người bệnh có triệu chứng, có yếu tố nguy cơ sẽ được điều trị sớm, điều trị tích cực. Các trường hợp người bệnh không có yếu tố nguy cơ, F0 không triệu chứng, đã tiêm vắc xin thì được cách ly tại nhà. Biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, quản lý phòng ngừa lây nhiễm cần tính toán xuống tận khu phố, tổ dân phố, cụm dân cư; thành lập bệnh viện dã chiến ở đơn vị cấp phường và trạm y tế lưu động để phụ trách theo dõi, điều trị cho những F0 có yếu tố nguy cơ để giảm ca tử vong tại cộng đồng.

Bảo đảm điều trị tốt nhất cho người bệnh

Hiện toàn tỉnh đã thành lập 142 trạm y tế lưu động, trong đó có 51 trạm tại 26 xã, phường “vùng đỏ” của TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Tân Uyên và 91 trạm tại các địa phương “vùng xanh”. Thời gian qua, những trạm y tế lưu động này đã phát huy vai trò quản lý, điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng. Trong công tác điều trị, tỉnh ưu tiên tiêu chí thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa và khử khuẩn thường xuyên. Phòng áp lực âm chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cần cách ly thực sự. Bệnh nhân bình thường thì bố trí tại những phòng điều trị bình thường.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế, cho biết để bảo đảm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở thu dung, điều trị chủ động rà soát, có phương án bổ sung, bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu, hồi sức tích cực, vật tư tiêu hao, phương tiện trang thiết bị y tế cho các tầng điều trị. Tầng 1 bảo đảm tối thiểu có chai oxy khí đáp ứng nhu cầu xử trí cấp cứu cho người bệnh thở oxy qua mặt nạ, thở oxy gọng kính. Tầng 2 bảo đảm tối thiểu có máy thở oxy dòng cao, máy thở không xâm nhập, chai oxy khí, bình oxy lỏng, đường khí nén, đường hút áp lực, dàn hóa hơi để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, hồi sức tích cực cho người bệnh thở oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập cho người bệnh tiến triển nặng. Tầng 3 bảo đảm tối thiểu có máy thở oxy dòng cao, máy thở không xâm nhập và xâm nhập, bồn oxy lỏng, đường khí nén, đường hút áp lực, dàn hóa hơi, bình oxy lỏng và chai oxy khí để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, hồi sức tích cực cho người bệnh nặng và nguy kịch.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, ngoài bảo đảm trang thiết bị, các cơ sở thu dung, quản lý, điều trị người mắc Covid-19 phải tiến hành đánh giá, phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2; đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng, xử trí cấp cứu kịp thời người bệnh. Các cơ sở tại tầng 1, tầng 2 đánh giá nguy cơ, theo dõi sát diễn biến bệnh lý, phát hiện sớm và kịp thời các dấu hiệu diễn biến nặng của từng người bệnh, xử trí cấp cứu tại chỗ, liên hệ chuyển viện và bảo đảm chuyển viện kịp thời, an toàn, hạn chế tối đa tử vong.

 KIM HÀ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn