Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-7-25 09:20:32

Khai thác hiệu quả nước mặt, thúc đẩy phát triển bền vững

0

Đứng trước thách thức suy giảm nước ngầm và áp lực phát triển công nghiệp, đô thị, Bình Dương chú trọng thực hiện các giải pháp khai thác nước mặt hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

 Quan trắc nước mặt góp phần bảo vệ chất lượng nguồn nước. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện quan trắc nước mặt trên sông Sài Gòn

Hạ tầng khai thác ngày càng đồng bộ

Thời gian qua, Bình Dương đầu tư đồng bộ hạ tầng khai thác nước mặt, không chỉ ở các công trình cấp nước mà còn mở rộng sang quy hoạch, giám sát và nâng cao nhận thức cộng đồng. Hệ thống hồ chứa, nhà máy nước, kênh rạch và sông suối nội địa trên địa bàn tỉnh đang được khai thác hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt, sản xuất và điều hòa môi trường. Ngoài việc mở rộng mạng lưới nhà máy nước, tuyến ống và trạm bơm, Bình Dương còn chú trọng quy hoạch tài nguyên nước mặt gắn với định hướng phát triển bền vững. Hệ thống quan trắc tự động và định kỳ cũng được triển khai thực hiện để kiểm soát chất lượng nguồn nước, kịp thời phát hiện và xử lý nguy cơ ô nhiễm.

Theo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến 2050, tổng lượng tài nguyên nước toàn tỉnh ước đạt hơn 28,4 tỷ m³/năm, trong đó nước mặt chiếm gần 97%. Các nguồn chính gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, cùng hệ thống hồ thủy lợi lớn như, Phước Hòa, Suối Giai. Bình Dương còn được bổ sung khoảng 473 triệu m³/năm từ kênh Phước Hòa - Dầu Tiếng, tạo nguồn nước dồi dào phục vụ đa lĩnh vực. Hiện toàn tỉnh có 38 công trình thủy lợi, đê bao và hạ tầng thoát nước, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 3.800 ha đất nông nghiệp và tiêu thoát nước cho gần 21.400 ha khu vực dân cư, đô thị và khu công nghiệp. Trong số này có 27 công trình thủy lợi, 3 đê bao và 8 công trình tiêu thoát nước, đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lũ và ứng phó biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Bình Dương có hơn 10 nhà máy và công trình cấp nước tập trung, với tổng công suất khai thác khoảng 278 triệu m³/năm. Các nhà máy quy mô lớn như Dĩ An, Tân Hiệp, Bàu Bàng giúp bảo đảm cấp nước sinh hoạt ổn định cho hàng trăm ngàn hộ dân, từng bước thay thế giếng khoan của các hộ gia đình. Sở Nông nghiệp và Môi trường nhận định, nước mặt đóng vai trò chiến lược trong phát triển bền vững. Với từng mục đích sử dụng, hệ thống khai thác có quy mô và đặc thù riêng: Đô thị và công nghiệp ưu tiên nhà máy nước và mạng lưới phân phối hiện đại; nông nghiệp chú trọng đập, trạm bơm và kênh mương. Mỗi công trình không chỉ góp phần giảm áp lực lên nước ngầm mà còn phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp xanh và đô thị thông minh của tỉnh trong tương lai.

Đóng góp tăng trưởng xanh

Tận dụng nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn, nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả lợi thế ven sông để phát triển vùng cây ăn trái đặc trưng. Tại huyện Bắc Tân Uyên, các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi phát triển mạnh nhờ đất đai màu mỡ và nguồn nước mặt ổn định. Tại TP.Thuận An và huyện Dầu Tiếng, sông Sài Gòn đem phù sa về nuôi dưỡng những vườn măng cụt nổi tiếng, tạo nên thương hiệu riêng cho từng địa phương.

Câu chuyện “thay da đổi thịt” của vùng đất Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên) là một minh chứng sinh động. Từng là vùng đất khó, nơi đây nay đã trở thành vùng chuyên canh cây ăn trái lớn nhất tỉnh. Nhiều trang trại nổi tiếng như Ba Thắm, Tám Thương, Tư Có, Phạm Ngọc Minh… có quy mô trung bình khoảng 100 ha, sản lượng đạt 25 - 30 tấn/ha, doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Các trang trại tại đây đều sử dụng công nghệ cao, ứng dụng hệ thống tưới tự động khai thác trực tiếp từ sông Đồng Nai và sông Bé, vừa tiết kiệm nước vừa bảo vệ môi trường. Ông Lâm Thành Thương, chủ trang trại ở xã Hiếu Liêm, chia sẻ: “Dùng hệ thống tưới tiết kiệm với nước mặt giúp chúng tôi không phải đào ao trữ nước, không lo thiếu nước trong mùa khô và giảm nhiều chi phí vận hành”.

Ông Mai Đức Quý, Chủ tịch UBND xã Hiếu Liêm, cho biết việc khai thác nguồn nước mặt không chỉ giúp nâng cao chất lượng cây trồng mà còn mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Đây chính là nền tảng để xã hướng tới xây dựng vùng chuyên canh hiện đại gắn với du lịch sinh thái.

Không chỉ trong nông nghiệp, nước mặt còn là giải pháp quan trọng để Bình Dương phát triển công nghiệp bền vững. Bình Dương khuyến khích các khu công nghiệp sử dụng nước mặt thay vì khai thác nước ngầm. Nhiều khu công nghiệp đã được cấp nước từ các nhà máy tập trung; một số doanh nghiệp đầu tư hệ thống tuần hoàn nước, tái sử dụng nước sau xử lý đạt chuẩn, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Hạ tầng nước mặt của Bình Dương đang ngày càng hoàn thiện, góp phần bảo đảm nguồn nước ổn định phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống người dân.

 Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, bảo vệ chất lượng nguồn nước và phục hồi tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, Bình Dương đang tăng cường ứng dụng công nghệ tự động hóa trong công tác quan trắc, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại các tiểu vùng, trên các dòng sông chính, cũng như đối với các tổ chức, cơ sở có quy mô sử dụng nước và xả thải lớn. Đồng thời, ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, kịp thời ngăn chặn những nguy cơ gây ô nhiễm. Tăng cường phối hợp với các tổ chức lưu vực sông để triển khai các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước trên toàn hệ thống một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững...

TIẾN HẠNH

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh, áp dụng từ năm 2026

Dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu đồng/tháng và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2026.

Công bố quyết định tổ chức, sáp nhập, thành lập Đảng bộ xã Trừ Văn Thố

Chiều 30-6, Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Trừ Văn Thố tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Suýt mất hàng trăm triệu đồng với chiêu lừa “nâng cấp” khách hàng thân thuộc

Sáng 30-6, nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương đã kịp thời giúp khách hàng tránh mất hàng trăm triệu đồng với chiêu trò “nâng cấp” tài khoảng Priority Vietcombank,

6 doanh nghiệp rót vốn hơn 33.000 tỷ đồng vốn đầu tư tại Bình Dương

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án 6 dự án tiêu biểu của các doanh nghiệp...

Nghiên cứu 2 tuyến đường sắt có vốn đầu tư hơn 110.000 tỷ đồng   

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 104 UBND tỉnh. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Nhiệm kỳ 2021-2025, tăng trưởng bình quân của tỉnh Bình Dương đạt 7,2%

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác tác chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2021-2025 của UBND tỉnh.

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây

Sáng 28-6, tại phường Đông Hòa, TP.Dĩ An, Tập đoàn Bcons đã tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây.

Khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746

Ngày 28-6, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746.

Công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Sáng ngày 28-6, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Hợp long cầu 600 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn

Ngày 28-6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hợp long cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.