Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 5-5-25 01:15:06

Khẩn trương rà soát, thống kê các nhóm đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ do dịch bệnh

0

Thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đến thời điểm này các địa phương trong tỉnh đã sẵn sàng rà soát, thống kê các trường hợp được thụ hưởng gói hỗ trợ. Quan điểm nhất quán của Bình Dương là sẽ triển khai nghị quyết với tinh thần minh bạch, khách quan, kịp thời để người dân gặp khó khăn sớm ổn định cuộc sống.

Hội Chữ thập đỏ phường Hiệp Thành vận động tặng quà cho người bán vé số lẻ khó khăn trên địa bàn. Ảnh: HỒNG THUẬN

Rà soát, thống kê đối tượng khó khăn

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa nỗ lực phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải bảo đảm an sinh xã hội, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP, Bình Dương đã định hướng cho các ngành, địa phương chủ động rà soát, thống kê danh sách đối tượng thụ hưởng.

Theo nghị quyết hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của Chính phủ, các nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 3 tháng, từ tháng 4 đến 6-2020. Nguyên tắc hỗ trợ là tập trung cho các đối tượng bị giảm sút thu nhập, mất, thiếu việc làm không bảo đảm mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cụ thể các nhóm đối tượng là: Hộ nghèo, cận nghèo; bảo trợ xã hội; người có công với cách mạng; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do); hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/ năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020; người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, nghị quyết còn có một số chính sách ưu đãi hỗ trợ khác dành cho người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính.

Qua nắm bắt thực tế, phóng viên ghi nhận hiện các địa phương đang tích cực rà soát, khoanh vùng các đối tượng thụ hưởng để có những phương án hỗ trợ phù hợp. Về cơ bản, việc rà soát các nhóm đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách có nhiều thuận lợi do danh sách các trường hợp đang được ngành lao động- thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), cơ quan thuế, bảo hiểm và doanh nghiệp quản lý. Duy nhất chỉ có đối tượng lao động tự do mất việc làm là khó nắm bắt, nên các địa phương phải có thời gian rà soát, thống kê từ cơ sở.

Tại phường An Phú (TP. Thuận An), công tác rà soát các đối tượng thụ hưởng được các khu phố đẩy mạnh thực hiện. Ông Trần Văn Tôi, Trưởng khu phố 3, cho biết: “Những ngày gần đây, Ban Điều hành khu phố cùng các ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết về các gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ và xác định mình thuộc gói hỗ trợ nào. Hàng năm, khu phố đều thành lập Hội đồng xét duyệt bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội trên nguyên tắc công khai dân chủ, có sự tham gia của của người dân, bảo đảm đúng đối tượng, không trùng lắp và phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân địa phương”.

Thực tế do Bình Dương đang thực hiện giãn cách xã hội nên các địa phương hạn chế đi khảo sát đông người, chỉ chia thành nhóm nhỏ từ 1 - 2 người xuống địa bàn dân cư. Trong khi đó, đối với người lao động tự do thì phải xác định cụ thể, chi tiết nghề nghiệp, quá trình ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Khó nắm danh sách nhóm lao động tự do

Theo các địa phương khi tiến hành rà soát, nắm danh sách các nhóm đối tượng được hỗ trợ, khó khăn lớn nhất là việc rà soát, xác định số lượng người trong nhóm lao động tự do. Vì đối tượng này không chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị nào. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng, tác động sâu nhất bởi dịch bệnh Covid-19.

Ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết: “Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 được ban hành nhưng các địa phương chưa có hướng dẫn của ngành. Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH đã chủ động nghiên cứu các văn bản, đặc biệt là Nghị quyết 42/ NQ-CP để nắm chắc tinh thần chỉ đạo cũng như các trường hợp được thụ hưởng chính sách. Song song đó, sở cũng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nghị quyết để người dân địa phương nắm bắt”. Cũng theo ông Cường thì hiện nay, số lượng lao động tự do ở các địa phương tương đối lớn, nên việc rà soát chính xác số lượng lao động tự do cần phải có thời gian và sự chung tay vào cuộc của cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng LĐ-TB&XH TP.Thuận An, cho biết chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành nên địa phương lúng túng trong việc rà soát người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động khi chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, lao động tự do không có việc làm rất đông, nhưng họ không còn ở địa phương mà đã về quê, vấn đề đặt ra phải điều tra, thống kê như thế nào để không bỏ sót đối tượng thụ hưởng, tránh trùng lắp là điều không đơn giản. Thành phố cũng đang chờ văn bản cụ thể của ngành.

Nghị quyết 42/NQ-CP được Chính phủ ban hành là một quyết định nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân bị giảm sâu thu nhập do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, để gói hỗ trợ này đến đúng người, đúng đối tượng thì cần có sự chung tay giúp sức của các ngành, các cấp, đặc biệt ở chính địa phương, cơ sở, các tổ dân phố, khu ấp. q

Điều mà các địa phương đang rất băn khoăn là hiện Bình Dương không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí của Trung ương, chuẩn nghèo của Bình Dương cao hơn gấp 3 lần chuẩn nghèo của quốc gia thì có rà soát thống kê hay không? Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An: “Tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo của Bình Dương cao hơn chuẩn nghèo của Trung ương, vậy quá trình rà soát đối tượng thụ hưởng thì căn cứ theo tiêu chí nào?”.

KIM HÀ

 

Từ khóa: gói hỗ trợ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh: Hỗ trợ doanh nghiệp quy trình test nhanh Covid-19

(BDO) Ngày 16-10, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức hướng dẫn quy trình test nhanh Covid-19 tại các công ty nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra việc phòng, chống Covid-19

(BDO) Tối 11-7, 14 phường của TP.Thủ Thủ Dầu Một đã đồng loạt ra quân kiểm tra, siết chặt địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện giãn cách xã hội đối với thị trấn Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng quyết định chính thức áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn thị trấn Dầu Tiếng kể từ 18 giờ ngày 7-7 cho đến khi có thông báo mới.

Bình Dương yêu cầu người về từ TP.Hồ Chí Minh phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày

(BDO) Ngày 7-7, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 3069/UBND-VX về việc triển khai Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7-7 của Bộ Y tế

Việt Nam có thêm 50 ca mắc mới Covid-19

Việt Nam có 50 ca mắc mới, trong đó 50 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (40), Long An (7), Bắc Giang (3); trong đó 43 ca được phát hiện trong khu đã được phong tỏa.

Truy vết F1,F2 liên quan ca F0 tại Công ty TNHH Giày Kim Xương

(BDO) Tối 15-6, ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một, cho biết lúc 12 giờ 25 phút ngày 14-6

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong vòng 2 tuần đối với quận Gò Vấp và một phường ở quận 12. Những nơi còn lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa

Sáng 16/5, Việt Nam ghi nhận 127 ca mắc mới tại Bắc Giang (98 ca), Bắc Ninh (23 ca), Điện Biên (5 ca), Hòa Bình (1 ca) đều được cách ly từ trước hoặc nằm trong khu phong tỏa.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Tính từ 18 giờ ngày 1/5 đến 6 giờ ngày 2/5,Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.942.

Sáng 11-4, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, gần 60.000 người đã tiêm vaccine

Tính từ 18 giờ ngày 10/4 đến 6 giờ ngày 11/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, ngày 10/4 đã có thêm 211 người được tiêm chủng vaccine Covid-19.