Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 02:58:07

Khi người Việt đọc… 0,8 cuốn sách/năm

0

Những trò game và mạng xã hội đang chiếm lĩnh đầu óc con trẻ và bức tử những kệ sách. Sách, nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, đôi lúc cũng đã bị chúng ta quên đi hoặc dành quan tâm cho nó ít đi…

  (Ảnh minh họa)

Chủ trương có một Ngày sách Việt Nam thật đúng đắn và kịp thời, vì đúng là “văn hóa đọc” của nước ta đang thực sự đứng trước nguy cơ mai một. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cả năm 2013 trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc chưa đầy 1 quyển sách (0,8 quyển).

Đọc sách với mỗi người là cơ hội để được tiếp cận với  khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng hiện nay có một thực tế ai cũng thấy rất rõ là nguy cơ làm mai một thói quen đọc bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.

Thật ra, hiện tại vẫn còn nhiều bạn trẻ say mê sách vì đơn giản với họ đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận với tri thức nhân loại. Nguyễn Thành Nam, một “mọt sách” khoa báo chí ĐH KHXH-NV TP.HCM nói: “Đọc sách thực ra là cách học rất “rẻ”. Mình có thể học được nhiều kỹ năng mềm qua sách, không kém gì các bạn đi đăng ký học qua trường lớp”. Nhiều cuốn sách đã giúp thay đổi tư duy, khai sáng cho bao lớp trẻ, có thể kể đến như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, 7 thói quen để thành đạt, Đắc nhân tâm, Hoàng tử bé, Những người khốn khổ…

Tuy nhiên, số người lười đọc sách cũng không phải là ít vì nhiều lý do khác nhau như tâm sự của bạn Ngọc Linh: “Nếu hỏi vì sao bạn trẻ bây giờ ít đọc sách thì mình nghĩ chắc đa số sẽ trả lời là do không có thời gian. Đối với học sinh, sinh viên thì áp lực học hành ngày một tăng. Nếu xem đọc sách như một sự giải trí thì hiện nay nhiều thứ "giải trí" khác (được cho là) thú vị hơn như game, facebook, internet, lượn lờ quán xá,…”.

Để tạo lập và duy trì thói quen đọc sách, nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ: "Hãy kiên nhẫn đọc đến trang cuối cùng của quyển sách và đừng xem việc đọc sách là nghĩa vụ, hãy xem sách là một món quà vô giá dành cho cuộc sống của mình".

Khi đã duy trì được thói quen đọc sách mỗi ngày, các bạn trẻ cũng trăn trở không biết chọn sách như thế nào trong bối cảnh thị trường sách "thượng vàng hạ cám" như hiện tại. Bí quyết chọn sách của cô Tôn Nữ Thị Ninh: "Đầu tiên, tôi đọc mục lục để biết quyển sách có đề cập đến vấn đề mình đang tìm kiếm không. Kế tiếp tôi sẽ đọc lời tựa để thấy được cái hay trong quyển sách".

TS. Nguyễn Quang A cho rằng: “Xây dựng văn hóa đọc, khuấy động, kích thích sự ham mê đọc là việc hệ trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nó không chỉ phụ thuộc vào người đọc, nó còn phụ thuộc vào cách ứng xử của các nhà chức trách, vào những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học, vào các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Tất cả họ đều phải vào cuộc”.

Đọc sách là cách tốt nhất để trau dồi tri thức và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp trong mỗi người. Thế nhưng trước tình trạng giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến việc đọc sách, chúng ta sẽ làm gì để khơi gợi, kích thích mọi người trở lại với thú vui đọc sách? Diễn đàn Sống đẹp rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp theo quan điểm riêng của bạn.

MINH HOÀNG (tổng hợp)

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Chơi mà học trong Tết Trung thu

Đồ chơi Trung thu giờ đây rất đa dạng và phong phú. Có tiền thì rất dễ dàng mua được. Nhưng tự tay làm ra được những món đồ chơi mà mình yêu thích thì mới là những trải nghiệm tuyệt vời.

Đừng để sự cô đơn đến ngay từ lúc con mình còn là trẻ thơ

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ mang đến cho chúng ta mọi thứ, nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại dễ rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng, không điểm tựa.

Xây dựng ấp, khu phố văn hóa: Nhân rộng những mô hình hay

Để ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa, mỗi gia đình phải cùng nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật, thể hiện trách nhiệm trong phòng, chống các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc…

Người Hà Nội chung tay xây dựng “nơi đáng sống”

Hà Nội được đánh giá là địa phương đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Mỗi người dân là một “sứ giả du lịch”

Trong hoạt động du lịch, ứng xử văn minh, tạo ra môi trường du lịch thân thiện cũng được coi là một nét văn hóa.

Cùng nhau ứng xử văn minh

Ngay thành phố du lịch mệnh danh là thành phố xanh như Đà Lạt cũng bị du khách xả rác tràn lan, nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng.

Hát cho bệnh nhân tôi nghe

Hát cho bệnh nhân tôi nghe - một chương trình ý nghĩa do các bạn trẻ Huế thực hiện đã diễn ra lần thứ năm, gửi thêm những "liều thuốc" quý cho những người đang khó khăn, đau ốm...

Chiến sĩ công an nhặt được 10 triệu đồng trả lại người mất

Đang làm nhiệm vụ phối hợp tuần tra kiểm soát giao thông trên tuyến Quốc lộ 1, phát hiện ví tiền đánh rơi bên đường, trung sĩ công an nhặt lên và mở ra thấy gần 10 triệu đồng.

Truy tặng “Huân chương dũng cảm” cho học trò nghèo cứu bạn

Nguyễn Anh Tuấn, học sinh lớp 12M Trường THPT Thanh Chương 3 đã dũng cảm quên mình cứu hai người đuối nước bên bến đò Già trên sông Lam, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An ngày 19-7.

Không bao giờ chê trách ai

Hình như là cái tâm phải sáng, cái lòng phải trong, cái tình phải đậm đà người ta mới trở nên bao dung, độ lượng được.