Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 1-5-25 06:01:38

Khuyến cáo cài đặt phần mềm trên điện thoại để biết bạn có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 hay không?

0

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tập huấn hướng dẫn phần mềm Bluezone, phần mềm sẽ giúp người dùng điện thoại có thể biết mình đã từng tiếp xúc với người đã xác định mắc Covid-19 hay không? Vì khi cài đặt, phần mềm sẽ ghi nhận dữ liệu tiểu sử tiếp xúc của bạn với những người khác nếu người đó cũng cài đặt và dùng phần mềm này.

Ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE nhằm phát hiện những người tiếp xúc gần với người nhiễm qua Smartphone một cách nhanh chóng, chính xác, ít tốn kém. Ứng dụng Bluezone khai thác trên nguyên tắc: Bảo mật dữ liệu: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy, không chuyển thông tin lên hệ thống; không thu thập vị trí: Ứng dụng không thu thập dữ liệu về vị trí của người sử dụng; ẩn danh: Mọi người tham gia cộng đồng sẽ ẩn danh với những người khác; minh bạch: Dự án được mở mã nguồn theo bản quyền GPL 3.0 giúp minh bạch các hoạt động của ứng dụng.

Ứng dụng cảnh báo cho bạn nếu tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, có thể ghi nhận tiếp xúc kể cả khi điện thoại đặt trong túi, tắt màn hình. Việc ghi nhận diễn ra hoàn toàn tự động, bảo đảm tính riêng tư vì mã số truyền giữa hai điện thoại thay đổi liên tục, không định danh.

Để sử dụng ứng dụng trên điện thoại, người dùng làm theo các bước sau:

Khi nhân viên y tế đã phát hiện, xác minh người nhiễm Covid-19 (viết tắt là F0) thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị đăng nhập hệ thống.

- Bước 2: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị khởi tạo việc khai báo trường hợp nhiễm Covid-19 vào hệ thống. Hệ thống sẽ hiển thị một mã khai báo F0;

- Bước 3: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị và F0 sử dụng điện thoại của F0 đã cài app để chọn chức năng “Chia sẻ lịch sử tiếp xúc” và nhập mã khai báo F0 (đã có ở bước 2). Sau đó chọn chức năng “Gửi ID và lịch sử tiếp xúc” để gửi những thông tin này từ app về hệ thống;

- Bước 4: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị trở lại hệ thống, chọn trường hợp F0 đã được khai báo (lúc này đã có ID và lịch sử tiếp xúc gửi về). Sau đó chọn chức năng “Truy vết F1”. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu của F0 đến toàn bộ các app của người dùng;

- Bước 5: App của người dùng sau khi nhận được dữ liệu của F0 (ở bước 4) sẽ tự động so khớp trên máy người dùng, nếu nghi ngờ tiếp xúc F0 thì app sẽ gửi các dữ liệu đó về hệ thống.

- Bước 6: Sau khi hệ thống nhận được dữ liệu ở bước 5, phần mềm sẽ tự động kiểm tra dữ liệu lịch sử nhận được và đưa ra bảng kết quả phân tích có dạng như sau:

 Danh sách này được coi là những người có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 (viết tắt là F1).

- Bước 7: Hệ thống tổng hợp toàn bộ thông tin F1 và kết quả ở bước 6 và chuyển đến các đơn vị y tế dự phòng để thực hiện nghiệp vụ rà soát, xác minh, phát hiện trường hợp tiếp xúc gần và các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

Nếu trong những người bạn đã từng tiếp xúc không may bị nhiễm Covid-19 thì bạn sẽ nhận được thông báo là đã tiếp xúc gần (F1).

(Theo Bộ Y tế)

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh: Hỗ trợ doanh nghiệp quy trình test nhanh Covid-19

(BDO) Ngày 16-10, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức hướng dẫn quy trình test nhanh Covid-19 tại các công ty nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra việc phòng, chống Covid-19

(BDO) Tối 11-7, 14 phường của TP.Thủ Thủ Dầu Một đã đồng loạt ra quân kiểm tra, siết chặt địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện giãn cách xã hội đối với thị trấn Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng quyết định chính thức áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn thị trấn Dầu Tiếng kể từ 18 giờ ngày 7-7 cho đến khi có thông báo mới.

Bình Dương yêu cầu người về từ TP.Hồ Chí Minh phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày

(BDO) Ngày 7-7, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 3069/UBND-VX về việc triển khai Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7-7 của Bộ Y tế

Việt Nam có thêm 50 ca mắc mới Covid-19

Việt Nam có 50 ca mắc mới, trong đó 50 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (40), Long An (7), Bắc Giang (3); trong đó 43 ca được phát hiện trong khu đã được phong tỏa.

Truy vết F1,F2 liên quan ca F0 tại Công ty TNHH Giày Kim Xương

(BDO) Tối 15-6, ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một, cho biết lúc 12 giờ 25 phút ngày 14-6

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong vòng 2 tuần đối với quận Gò Vấp và một phường ở quận 12. Những nơi còn lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa

Sáng 16/5, Việt Nam ghi nhận 127 ca mắc mới tại Bắc Giang (98 ca), Bắc Ninh (23 ca), Điện Biên (5 ca), Hòa Bình (1 ca) đều được cách ly từ trước hoặc nằm trong khu phong tỏa.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Tính từ 18 giờ ngày 1/5 đến 6 giờ ngày 2/5,Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.942.

Sáng 11-4, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, gần 60.000 người đã tiêm vaccine

Tính từ 18 giờ ngày 10/4 đến 6 giờ ngày 11/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, ngày 10/4 đã có thêm 211 người được tiêm chủng vaccine Covid-19.