Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 16-5-25 00:58:18
Hotline: 0274 383 347

Lần đầu tiên Đức công bố Chiến lược An ninh Quốc gia

0

Lực lượng binh sỹ Đức.

Ngày 14/6, Chính phủ liên bang Đức đã lần đầu tiên thông qua Chiến lược An ninh quốc gia, trong đó nhấn mạnh khả năng phòng thủ, chống chịu và thích ứng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.

Tham dự lễ công bố ngoài Thủ tướng Đức Olaf Scholz còn có sự hiện diện của Ngoại trưởng Annalena Baerbock, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius.

Chiến lược An ninh quốc gia của Đức dài 76 trang, do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thủ tướng và các Bộ, ngành khác của chính phủ để biên soạn, trong đó phân tích môi trường an ninh theo cách tiếp cận tổng thể có hệ thống dựa trên khái niệm rộng về an ninh và các biện pháp cụ thể.

Văn kiện đưa ra các hướng dẫn với mục đích tăng cường an ninh của nước Đức trước các mối đe dọa, với những định hướng liên bộ ứng phó với các thách thức về chính sách an ninh, bao gồm cả sự tương tác giữa chính quyền trung ương và các địa phương.

Ý tưởng cơ bản của chiến lược là lần đầu tiên tính đến tất cả các mối đe dọa bên trong và bên ngoài đối với an ninh của nước Đức. Ngoài đe dọa quân sự, còn có các cuộc tấn công mạng, các cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu và biến đổi khí hậu.

Chiến lược cũng nêu rõ liên minh xuyên Đại Tây Dương phải có khả năng và quyết tâm chống lại tất cả các mối đe dọa quân sự từ vũ khí hạt nhân, thông thường, cũng như phòng thủ mạng và các mối đe dọa nhắm vào các hệ thống không gian, trong đó việc "duy trì khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy là điều cần thiết" đối với NATO và an ninh của châu Âu, chừng nào còn vũ khí hạt nhân.

Trong chính sách an ninh quốc gia, Chính phủ Đức đặt ra một số mục tiêu chiến lược, trong đó Berlin sẽ đạt mục tiêu "trung bình trong nhiều năm" chi 2% Tổng sản phầm quốc nội (GDP) cho quốc phòng của NATO; tăng cường hoạt động phản gián, chống phá hoại và phòng thủ mạng; đẩy mạnh công nghệ quốc phòng ở cấp độ châu Âu; hài hoà các quy định về kiểm soát xuất khẩu vũ khí trên toàn Liên minh châu Âu (EU)...

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nhấn mạnh chỉ có thể đạt chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP từ năm 2024 với các quỹ đặc biệt, nếu không sẽ cần đến các khoản tiết kiệm lớn hoặc tăng thuế.

Hiện chi tiêu quốc phòng của Đức là khoảng 1,5% GDP. Bộ trưởng Lindner cho biết thêm trong những năm tới, an ninh quốc gia sẽ là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận về ngân sách.

Với chiến lược an ninh quốc gia, Chính phủ Đức muốn thúc đẩy quá trình hợp tác liên tục giữa tất cả các cấp chính quyền, doanh nghiệp và xã hội vì an ninh của đất nước, góp phần vào củng cố "văn hóa chiến lược" ở Đức.

Chiến lược này dựa trên ba "khía cạnh trung tâm" của chính sách an ninh, gồm "khả năng phòng thủ, sự chống chịu/thích ứng và tính bền vững". Khả năng phòng thủ nhấn mạnh việc phải củng cố quân đội liên bang, phòng thủ dân sự và bảo vệ dân sự.

Khả năng chống chịu và thích ứng trước những tác động bất hợp pháp từ bên ngoài và để đạt được mục tiêu này cần hạn chế sự phụ thuộc một chiều vào việc cung nguyên liệu thô và năng lượng cũng như đa dạng hóa các chuỗi cung ứng; khuyến khích và tạo động lực để các công ty xây dựng nguồn dự trữ chiến lược.

Tính bền vững liên quan tới việc chống khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học và khủng hoảng hệ sinh thái, tăng cường an ninh lương thực toàn cầu cũng như phòng chống các đại dịch toàn cầu.

Theo Thủ tướng Scholz, Chiến lược An ninh quốc gia tuân theo nguyên tắc "an ninh tích hợp", trong đó không chỉ liên quan tới vấn đề quốc phòng, mà cả về ngoại giao, phát triển và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Ông nhấn mạnh, chiến lược an ninh mới cần sự liên kết của tất cả các bộ phận, điều được xem là quan trọng để nước Đức trở nên kiên cường hơn trước các cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại cụ thể đối với các nước lớn không được đề cập trong chiến lược an ninh quốc gia mà Berlin đang xây dựng một chiến lược riêng với Trung Quốc.

Chiến lược An ninh quốc gia của Đức cũng không đề cập tới việc thành lập một hội đồng an ninh quốc gia như thông tin trước đây. Chiến lược này từng được lên kế hoạch công bố trong dịp diễn ra Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2/2023, song tới thời điểm đó vẫn chưa được hoàn thiện do những bất đồng trong quá trình xây dựng những vấn đề cụ thể trong chiến lược./.

Theo TTXVN

Thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho hòa bình giữa Israel và Palestine

Hội nghị Hòa bình Nhân dân do liên minh 60 tổ chức dân sự và kiến tạo hòa bình tổ chức với sự tham dự của hàng nghìn người nhằm kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho hòa bình giữa Israel-Palestine.

Hoành tráng lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Vệ quốc tại Quảng trường Đỏ

Người xem sẽ được chứng kiến hơn 130 đơn vị thiết bị quân sự, trong đó có vũ khí tối tân nhất - tên lửa siêu vượt âm Oreshnik - trong lễ  Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phátxít.

Giáo hoàng Leo XIV - Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ

Hồng y người Mỹ Robert Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng và người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đã chọn lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.

Pakistan họp khẩn sau vụ Ấn Độ tấn công tên lửa

Thủ tướng Shehbaz Sharif khẳng định Pakistan có mọi quyền đáp trả mạnh mẽ đối với hành động của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi "toàn thể đất nước sát cánh cùng lực lượng vũ trang Pakistan.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm

Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đưa ra một loạt tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.

“Chân lý lịch sử 30/4” qua lăng kính kênh truyền hình CNC của Campuchia

Kênh truyền hình CNC đã đăng phát nhiều bài viết, bình luận với chủ đề "Chân lý lịch sử 30/4 của Việt Nam,”

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.

50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975

Truyền thông Lào khẳng định Chiến thắng 30/4 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, vẻ vang nhất, đưa đất nước Việt Nam tiến vào thời kỳ độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình và phát triển ổn định.

Dư luận Mỹ: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước

44% số người trưởng thành Mỹ được hỏi nhận xét Chiến tranh Việt Nam là không chính đáng, trong khi 50% số người được hỏi nói rằng vẫn không hiểu về việc Mỹ đang chiến đấu vì điều gì ở Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Nga ngừng bắn vĩnh viễn ở Ukraine

Người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh ông Trump ngày càng bức xúc với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky, và cả hai cần phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến.