Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 20:18:26

Lễ hội Nghinh Ông - Nét đẹp văn hóa của người dân biển Cần Giờ

0

Ngoài chương trình lễ hội truyền thống, điểm nhấn ý nghĩa trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 là hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.


Tiết mục mở màn khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024.

Tối 16/9, Lễ khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 với chủ đề “Âm vang miền duyên hải” đã diễn ra tại thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh).

Sự kiện do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Phát biểu báo cáo mừng công ngư dân Cần Giờ năm 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ Nguyễn Ngọc Xuân cho biết Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã trở thành Tết biển - một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ.

Lễ hội là sự kiện văn hóa đặc biệt của người dân Thành phố Hồ Chí Minh; được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2013.

Đây còn là niềm vui và tự hào của người dân thành phố nói chung và người dân Cần Giờ nói riêng, cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy.

Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 dự kiến sẽ thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia.

Điều này là động lực cổ vũ tinh thần, tiếp thêm sự tự tin cho ngư dân, tạo tâm thế vững tin để ngư dân bước vào vụ sản xuất mùa mới hiệu quả cao hơn.

Đến với Lễ hội, ông Nghiêm Minh Sang, ngư dân ngụ tại thị trấn Cần Thạnh chia sẻ: “Với mỗi người dân Cần Giờ, dù đi ngược về xuôi, đến Rằm tháng Tám, tôi đều quay về dự Lễ, cúng rước tại Lăng Ông. Dịp này, tôi và gia đình đều sửa soạn ghe xuồng sạch sẽ, sắm sửa nhang đèn, hoa và các loại trái cây chờ đến đúng giờ Lễ hội.”

Năm nay, Lễ hội hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra từ ngày 16-18/9 với nhiều hoạt động thiết thực, nội dung mang đậm nét truyền thống dân gian, văn hóa.

Điểm nhấn của Lễ hội là phần biểu diễn nghệ thuật ánh sáng với 250 máy bay không người lái để tái hiện những hình ảnh đặc trưng của Lễ hội Nghinh Ông, Lăng Ông Thủy Tướng và hình ảnh về Cần Giờ.

Thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc giảm quy mô các hoạt động lễ hội, sự kiện nhằm chia sẻ khó khăn với bà con đồng bào khu vực phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 sẽ chỉ giữ các hoạt động truyền thống như lễ thượng đại kỳ, lễ cúng tiền hiền hậu hiền bạn cũ lái xưa, lễ đưa Nghinh và rước Nghinh trên biển, lễ hội mừng công ngư dân Cần Giờ.

Ngoài ra, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật gồm Đờn ca tài tử; biểu diễn trống kèn thiếu nhi; biểu diễn lân-sư-rồng; trò chơi dân gian; hội thi trang trí, diễu hành xe hoa Lễ hội Nghinh Ông-Đêm hội Trăng rằm; bắn pháo hoa hỏa thuật, chương trình nghệ thuật sẽ không diễn ra…

Các hoạt động thể dục thể thao biểu diễn võ nhạc; giải bắn súng 3 môn phối hợp; đua xuồng chèo; biểu diễn dù lượn có động cơ; xiếc đường phố; giải đua cà kheo; bóng đá cà kheo… cũng ngừng tổ chức.

Dịp này, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trao tặng giấy khen và phần thưởng cho nhiều cá nhân có thành tích lao động, sản xuất tốt và các cá nhân, đơn vị đã có hoạt động trùng tu, bảo tồn gìn giữ Lăng Ông Thủy Tướng.

Bên cạnh đó, người dân và du khách tham gia Lễ hội cũng đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

Từ ngày 27-12-2024 đến 2-1-2025, tỉnh Yên Bái sẽ được tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào Xuân mới 2025.

Trà Vinh: Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng - lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu, sau đó là nghi thức thả hoa đăng, diễu hành quanh Ao Bà Om.

Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo: Tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân

Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” tại Bình Phước tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Đến với Ngày hội, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc, chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các làn điệu dân ca...

Hà Giang: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là sự kiện thường niên được du khách mong chờ mỗi dịp cuối Thu đầu Đông - thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc "thành phố Hoa Đào"

Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024 là Ngày hội độc đáo của đồng bào các dân tộc xứ Lạng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương...

Đặc sắc Lễ hội Katê 2024 của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Lễ hội Katê 2024 bao gồm những nghi lễ truyền thống đặc sắc, các tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm Ninh Thuận khiến nhiều du khách thích thú.

Phum sóc Khmer rộn ràng đón lễ Sene Dolta

Cùng với đồng bào Khmer Nam Bộ, khoảng 400 ngàn đồng bào Khmer Sóc Trăng đang chuẩn bị bước vào lễ Sene Dolta trong những niềm vui mới.

Lễ hội Áo dài Huế 2024: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội Áo dài Huế 2024 là sự tổng hòa của tất cả các loại hình nghệ thuật gồm ca, múa, nhạc và thời trang xoay quanh chủ đề hình tượng chim phụng, một trong tứ linh gồm long, lân, quy, phụng.

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Festival Hoa Đà Lạt năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 được xác định là sự kiện văn hóa, du lịch có quy mô cấp tỉnh hướng tới quy mô quốc gia, quốc tế, nhằm tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam.