Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 13-5-25 03:24:35

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023: Tái hiện truyền thống 'Dĩ nông vi bản'

0

Bô lão đóng vai Vua thực hiện đường cày đầu Xuân.

Sáng 28/1 (tức Mùng 7 tháng Giêng), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã diễn ra Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023.

Dự lễ Tịch điền có đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Nam, một số địa phương trong, ngoài tỉnh và đông đảo nhân dân.

Theo sử sách, Lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987).

Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính.

Theo thời gian, Lễ hội Tịch điền bị mai một dần và được khôi phục lại vào năm 2009 với quy mô lớn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đã tái hiện truyền thống "Dĩ nông vi bản" để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn còn nhằm khơi dậy tình cảm gắn bó, tình yêu lao động của người dân với mảnh đất quê hương và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Phần lễ Tịch điền có các nghi thức: rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi.

Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

Tiếp đó là lễ bái yết Thần nông, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.

Sau nghi lễ dâng hương lên đàn tế Thần nông, linh vị vua Lê và các vị phúc thần, bô lão Nguyễn Văn Giang (thôn Nhất Hà, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên) thực hiện nghi lễ nhập linh khí quân vương, bước xuống đi những sá cày đầu tiên mở hội Tịch điền. Vị bô lão đi 3 sá cày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, 2 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Đức Vượng và Trần Xuân Dưỡng đi 5 sá cày, lãnh đạo thị xã Duy Tiên, xã Tiên Sơn và các bô lão đi những sá cày tiếp theo trên cánh đồng để mở đầu cho một năm sản xuất mới.

Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Ngoài các nghi lễ được tổ chức thành kính, trang trọng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn còn tổ chức nhiều hoạt động như: các giải bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, cờ tướng, nhiều trò chơi dân gian cũng đã được tổ chức như: đánh đu, bịt mắt bắt dê, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu, chọi gà, giải vật tịch điền…

Các hội thi như: hội thi vẽ trang trí trâu; hội thi làm bánh dày của các dòng họ làng Đọi Tam, các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các gian hàng trưng bày triễn lãm các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của thị xã Duy Tiên và tỉnh Hà Nam cũng được tổ chức đã mang lại không khí vui vẻ, phấn khởi cho Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023.

Thời xưa, vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm.

Từ đó, lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp - “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

Từ ngày 27-12-2024 đến 2-1-2025, tỉnh Yên Bái sẽ được tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào Xuân mới 2025.

Trà Vinh: Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng - lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu, sau đó là nghi thức thả hoa đăng, diễu hành quanh Ao Bà Om.

Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo: Tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân

Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” tại Bình Phước tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Đến với Ngày hội, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc, chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các làn điệu dân ca...

Hà Giang: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là sự kiện thường niên được du khách mong chờ mỗi dịp cuối Thu đầu Đông - thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc "thành phố Hoa Đào"

Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024 là Ngày hội độc đáo của đồng bào các dân tộc xứ Lạng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương...

Đặc sắc Lễ hội Katê 2024 của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Lễ hội Katê 2024 bao gồm những nghi lễ truyền thống đặc sắc, các tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm Ninh Thuận khiến nhiều du khách thích thú.

Phum sóc Khmer rộn ràng đón lễ Sene Dolta

Cùng với đồng bào Khmer Nam Bộ, khoảng 400 ngàn đồng bào Khmer Sóc Trăng đang chuẩn bị bước vào lễ Sene Dolta trong những niềm vui mới.

Lễ hội Áo dài Huế 2024: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội Áo dài Huế 2024 là sự tổng hòa của tất cả các loại hình nghệ thuật gồm ca, múa, nhạc và thời trang xoay quanh chủ đề hình tượng chim phụng, một trong tứ linh gồm long, lân, quy, phụng.

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Festival Hoa Đà Lạt năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 được xác định là sự kiện văn hóa, du lịch có quy mô cấp tỉnh hướng tới quy mô quốc gia, quốc tế, nhằm tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam.