Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 10:23:04

Lịch sử về vị trí cảm biến vân tay trên di động

0

Các nhà sản xuất đã lần lượt đưa cảm biến vân tay ra mặt trước, sau và cả cạnh bên của điện thoại di động.

 

 

Chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu tính năng đọc vân tay là Pantech GI100, ra mắt năm 2004. Nó có một đầu đọc dấu vân tay ở trung tâm của cụm phím D-Pad, nhưng yêu cầu người dùng vuốt ngón tay qua thay vì chỉ cần chạm nhẹ như công nghệ hiện nay. Là một chiếc điện thoại thiết kế dạng gấp nên nhiều người tạm coi vị trí của cảm biến là ở mặt trước, dựa trên hình thái khi bật mở của thiết bị.

Pantech GI100, chiếc điện thoại di động đầu tiên có cảm biến vân tay.

Pantech GI100, chiếc điện thoại di động đầu tiên có cảm biến vân tay.

Theo Gsmarena, trong những năm sau đó, một số di động cũng bắt đầu đưa vào tính năng này nhưng số lượng rất ít, không bao giờ vượt quá con số 4 chiếc mỗi năm. Mãi cho tới năm 2013, vấn đề bảo mật sinh trắc học mới trở nên quan trọng với công chúng khi ngày càng nhiều thông tin đáng giá được lưu trữ trên điện thoại di động.

Người dẫn đầu là Apple với iPhone 5, một trong hai chiếc smartphone có tính năng cảm biến vân tay ra mắt năm đó, bên cạnh HTC One Max. Tuy nhiên, trong khi sản phẩm của Apple có cảm biến ở mặt trước, thiết bị của HTC đặt cảm biến ở mặt sau.

Biểu đồ số thiết bị có cảm biến vân tay, không tính đến thương hiệu và độ nổi tiếng.

Biểu đồ về vị trí cảm biến vân tay trên điện thoại di động.

Biểu đồ về số lượng điện thoại di động có cảm biến vân tay và vị trí của chúng trên thiết bị.

Sau bước tiến của Apple, một năm sau đó (2014), đã có tới 33 chiếc điện thoại sở hữu tính năng này và 29 trong số đó đặt cảm biến vân tay ở mặt trước như iPhone. Nhưng đến năm 2016, sự cân bằng đã được tạo lập khi nhiều nhà sản xuất đưa chúng ra mặt lưng của thiết bị với mục đích tạo sự thoải mái hơn cho người dùng.

Bên cạnh đó, một số hãng đã thử đưa cảm biến vân tay lên cạnh bên của điện thoại từ năm 2015. Trong đó chủ yếu là Sony, bên cạnh một số tên tuổi như ZTE, Huawei và Nexbit (nay thuộc sở hữu của Razer). Tuy nhiên, số thiết bị có cảm biến vân tay ở vị trí này được đưa ra thị trường không nhiều.

Một trong số các lý do giải thích cho hiện tượng này là vì người dùng có xu hướng ngày càng ưa thích các điện thoại có khung viền mỏng, khiến các nhà sản xuất không thể tích hợp cảm biến vân tay ở vị trí này.

lich-su-ve-vi-tri-cam-bien-van-tay-tren-di-dong-3

Năm nay, 2017, Apple đang cố gắng để tạo ra một xu hướng mới với iPhone X, chiếc smartphone không có cảm biến vân tay ở bất kỳ vị trí nào. Thay vào đó, nó sử dụng tính năng quét khuôn mặt 3D thông qua cụm camera đặt ở phía trên màn hình. Mặc dù vẫn bị đánh giá là một thiết kế chưa hoàn mỹ, Apple vẫn được kỳ vọng sẽ là hãng điện thoại tiếp tục dẫn đầu trong xu hướng bảo mật sinh trắc học, giống như năm 2013.

Theo VNE

 

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.