Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 02:42:00

Mạng lưới vạn vật kết nối internet: Nền tảng công nghệ thông tin cho thành phố thông minh

0

Mạng lưới vạn vật kết nối internet (IoT) là một xu hướng công nghệ thông tin mới trên thế giới và là công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với việc xây dựng thành phốthông minh thì việc áp dụng IoT là điều kiện tất yếu trong việc truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu, quản lý… và đổi mới sản xuất.

 Ông Matteo Vezzosi, Giám đốc Kinh doanh cao cấp của Công ty NXP Semiconductors (Hà Lan): IoT - Kết nối mọi hệ thống

IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và internet. Một ví dụ cụ thể, máy nướng bánh mì ngoài chức năng nướng bánh còn có thể kết nối với tủ lạnh, người dùng có thể điều khiển máy nướng bánh từ tủ lạnh thông qua một chiếc điện thoại di động hay thiết bị đeo nào đó có kết nối internet, không phân biệt không gian, thời gian và địa điểm.

Thành phố mới Bình Dương. Ảnh: XUÂN THI

Với hệ thống IoT, chúng ta có thể áp dụng vào các lĩnh vực như quản lý chất thải, quản lý đô thị, giao thông, phản hồi trong các tình huống khẩn cấp, mua sắm thông minh… Lấy thiết bị thu hình giám sát làm ví dụ, nó có thể tự động truyền tải thông tin về tình trạng giao thông sang một hệ thống khác có khả năng đưa ra gợi ý ngay lập tức cho các tài xế trong khu vực cần chuyển sang tuyến đường khác. Các hệ thống giao thông khác như đường sắt, tàu điện ngầm hay đường hàng không… được kết nối sẵn trong một thành phố hay một khu vực, thậm chí trong một quốc gia cũng có thể điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của chúng một cách phù hợp.

Từ năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra và bắt đầu thực hiện một loạt mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, trong đó đều hướng đến sử dụng IoT làm nền tảng công nghệ. Đối với các quốc gia châu Á như Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Hàn Quốc, Singapore… cũng đã tiến hành áp dụng IoT trong việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh.

Ông Chaney Ho, Chủtịch Tập đoàn Avantech (Đài Loan): IoT - Sản xuất thông minh

Các yếu tố cốt lõi của IoT là cảm biến, mạng không dây, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn. Câu chuyện thành công của Đài Loan là khi ứng dụng IoT trong các lĩnh vực y tế, xây dựng, sản xuất… Nhờ ứng dụng IoT Đài Loan đã tiết kiệm được 22,5 triệu phút mỗi ngày, 60 triệu tấn nhiên liệu và 138.000 tấn khí thải carbon mỗi năm.

Việc chuyển đổi sang sản xuất thông minh sẽ diễn ra tuần tự, bắt đầu từ tự động hóa máy móc, tiếp đến là kết nối thu thập dữ liệu, tích hợp công nghệ điện toán đám mây và trực quan hóa quá trình phân tích dữ liệu lớn và dự đoán thời điểm bảo trì.

Ông Peter Portheine, Giám đốc Tập đoàn Brainport (Hà Lan): Bình Dương có đủ điều kiện triển khai IoT

Bình Dương có điều kiện xuất phát tốt để xây dựng thành phố thông minh. Đây không phải là mục tiêu viển vông, mà dựa trên cơ sở nền tảng của Bình Dương là địa phương có kinh tế tăng trưởng khá cao trong cả nước, thu hút được nhiều tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn và đầu tư cho các lĩnh vực, trong đó có hạ tầng viễn thông.

Khi triển khai IoT thì hạ tầng viễn thông đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin. Qua làm việc giữa đoàn công tác thành phố Eindhoven (Hà Lan) và tỉnh Bình Dương, tôi nhận thấy hiện tại cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh đã phát triển và về cơ bản đáp ứng được việc triển khai IoT.

HOÀNG PHẠM (lược ghi)

Phát sóng 5G phục vụ sự kiện vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh thế giới ICF

Để đồng hành cùng tỉnh trong sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh Thế giới ICF, từ ngày 20 đến 21-6, Tập đoàn VNPT đã phối hợp tổ chức lắp đặt các trạm phát sóng 5G tại các địa điểm phục vụ cho sự kiện...

Lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn Cục Hợp tác kinh tế, công nghiệp, và thương mại Nhật Bản

(BDO) Chiều nay (27-3), tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp đoàn công tác của Cục Hợp tác kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản

Dấu ấn Becamex IDC trong thu hút vốn FDI

Từ những khó khăn ban đầu khi tái lập tỉnh, đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn cả nước.

Hội chợ công nghệ cao: Tạo ấn tượng mạnh với khách tham quan

Khai mạc sáng 11-10, Hội chợ Công nghệ cao WTA được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị- Triển lãm tỉnh Bình Dương đã tạo ấn tượng mạnh đối với các đại biểu, doanh nghiệp lẫn khách tham quan.

Bình Dương tham gia WTA tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp

Việc Bình Dương tham gia WTA sẽ tạo ra cơ hội gì cho doanh nghiệp (DN); Trong xu thế hội nhập, DN cần phải hành động như thế nào để phát triển... là những câu hỏi các DN đặt ra khi Bình Dương gia nhập WTA.

16 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc tham gia Hội chợ công nghệ cao WTA lần thứ 15

Trong khuôn khổ WTA Bình Dương 2018, sáng 11-10 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ công nghệ cao WTA lần thứ 15.

Bình Dương chú trọng phát triển công nghệ thông minh

Với việc xây dựng một trung tâm dữ liệu (data center) quy mô lớn và hệ thống internet cáp quang rộng khắp

Thành phố thông minh Bình Dương với mô hình “ba nhà”

Học tập từ thành phố Eindhoven, mô hình “ba nhà” áp dụng tại Bình Dương là mô hình thúc đẩy và chính thức hóa sự hợp tác mật thiết giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các viện, trường học trong tỉnh...

Xây dựng thành phố thông minh: Nâng tầm vị thế Bình Dương lên tầm cao mới

Qua hơn 20 năm phát triển đặt ra cho Bình Dương bài toán về phát triển bền vững. Việc lựa chọn triển khai xây dựng thành phố thông minh theo mô hình “3 nhà” đã nâng tầm vị thế của Bình Dương trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

Đại học Quốc tế Miền Đông: Đơn vị hạt nhân trong yếu tố “nhà trường” để xây dựng thành phố thông minh

Xây dựng thành phố thông minh, Bình Dương đã lựa chọn mô hình hợp tác “ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp), trong đó nhà trường bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng