Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 00:56:27

Miếu Mộc Tổ: Lưu giữ nét đẹp truyền thống nghề mộc

0

Nghề mộc là một trong những nghề có truyền thống phát triển lâu đời trên đất Bình Dương. Miếu Mộc tổ trên địa bàn TP.Thuận An không chỉ là nơi những người làm nghề mộc dựng nên để tôn vinh, thờ cúng ông tổ nghề mình mà còn lưu giữ những nét truyền thống ngành nghề và đã được công nhận là di tích cấp tỉnh...

Theo chân những người làm công tác văn hóa TP.Thuận An, chúng tôi ghé thăm di tích miếu Mộc tổ. Từ chợ Lái Thiêu, chạy theo đường Phan Đình Phùng về hướng TP.Hồ Chí Minh qua cầu một đoạn nhìn phía bên tay trái sẽ thấy cổng di tích miếu Mộc tổ. Di tích khá nhỏ, nằm khiêm tốn bên những công trình cao tầng đang xây dựng, đoạn khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu nhưng vẫn dễ nhận ra với những nét đặc trưng.

Cổng di tích miếu Mộc tổ

 Gian thờ chính bên trong di tích

Ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Thuận An, cho biết miếu Mộc tổ được xây dựng vào năm 1944. Miếu do những người làm nghề mộc ở địa phương cùng đóng góp, chung sức xây dựng nên để thờ ông tổ nghề mộc là Lỗ Ban Tiên Sư. Ngoài là nơi thờ cúng ông tổ nghề mộc, miếu còn là nơi thể hiện tình đoàn kết, gắn bó của những người làm nghề mộc trong quá trình làm ăn, sinh sống. Miếu được xây dựng theo kiểu nhà dân gian, gồm 3 gian, 2 chái, xuyên trính được làm bằng gỗ, cột, tường xây bằng gạch, xi măng, mái lợp ngói vảy cá, nền lát gạch tàu. Miếu có diện tích nhỏ gọn (gần 85m2), nên cách bài trí, thờ phụng bên trong cũng khá đơn giản. Gian chính thờ Lỗ Ban Tiên Sư, 2 gian 2 bên thờ Tả Ban và Hữu Ban. Bàn thờ chính được làm bằng gỗ với những hoa văn chạm khắc tinh xảo, thể hiện rõ nét sự phát triển rất cao và tay nghề của những người làm nghề mộc trên đất Lái Thiêu xưa. Trên bàn thờ chính khắc rõ 2 chữ “Lỗ Ban”, 2 bên cột trang trí thêm đôi liễn trên đề câu đối viết bằng chữ Hán Nôm, dịch nghĩa: “Thứ nhất, ngày xưa ông Tổ khai mở nghề nghiệp. Thứ hai, ngày nay thờ cúng giữ gìn thanh cao”.

Miếu Mộc tổ là nơi thờ ông tổ nghề nên những hoành phi, câu đối trang trí trong miếu không nhiều. Những nội dung của hoành phi, câu đối ở đây chủ yếu nêu lên công lao của người khai sinh ra nghề thủ công truyền thống lâu đời này, vừa bày tỏ sự tôn kính, tri ân ông tổ nghề và các vị thần linh. Dù không nhiều, nhưng tất cả hoành phi, câu đối ở đây đều được sơn son thếp vàng hoặc cẩn xà cừ rất đẹp.

Tại miếu, hàng năm diễn ra lễ cúng Mộc tổ vào ngày 20-12 âm lịch. Vào ngày này, những người làm nghề mộc cùng nhau dâng lễ cúng cảm tạ tổ nghề và mong muốn tổ sư phù hộ những người làm nghề mộc có nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi và ngày càng phát triển. Ngoài những người trong nghề, ngày nay lễ cúng tổ ở miếu Mộc tổ còn có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trong vùng. Vào ngày này, Ban Tổ chức còn mời thêm câu lạc bộ tuồng cổ về biểu diễn phục vụ những trích đoạn cải lương, ai muốn đến xem đều được. Ông Đảm cho biết thêm, miếu Mộc tổ là nơi in dấu về một nghề truyền thống trên đất Thuận An xưa vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Nơi đây còn lưu giữ, duy trì hàng năm lễ cúng tổ nghề - một phong tục cổ truyền của những người làm nghề cùng với những hoạt động văn hóa, văn nghệ khác đã góp phần làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương.

Trong quá trình tồn tại, ngôi miếu đã để lại dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của nghề mộc. Cùng với gốm sứ và sơn mài, mộc là một trong 3 nghề truyền thống tiêu biểu của Bình Dương và đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh nhà. Miếu Mộc tổ đã được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích vào ngày 2-6-2004. Miếu Mộc tổ được công nhận là di tích cấp tỉnh không chỉ lưu giữ những nét đẹp truyền thống của nghề mộc mà còn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết giữa những người trong nghề với nhau trong quá trình làm ăn, phát triển và gắn kết cộng đồng qua hoạt động diễn ra tại miếu hàng năm.

Theo lịch sử địa phương, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, miếu Mộc tổ là một trong những nơi hoạt động cách mạng của quân và dân địa phương. Thế nên, khi mới xây dựng xong, miếu đã bị quân địch kéo đến lùng sục. Thực dân Pháp và bọn tay sai thẳng tay đàn áp bất cứ ai mà chúng cho là tham gia hoạt động cách mạng tại đây. Để tránh sự đàn áp của chúng, miếu đã phải đóng cửa trong một thời gian dài.

CẨM LÝ

 

Từ khóa: Miếu Mộc Tổ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Quảng trường Nguyễn Tất Thành đạt giải 'Phong cảnh thành phố châu Á'

Việc công trình Quảng trường Nguyễn Tất Thành được trao giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á” sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh tươi đẹp của Tuyên Quang đến du khách và bạn bè quốc tế.

Đến với những địa điểm ý nghĩa trên vùng đất Bến Cát

Đến với TX.Bến Cát ngày nay, bên cạnh những nhà máy, công trình đang vươn mình phát triển, còn có những điểm đến ý nghĩa và hết sức thú vị.

Hội An được vinh danh trong top 15 thành phố tuyệt nhất châu Á

Thành phố Hội An cũng từng được Travel+Leisure nhiều lần vinh danh, như thành phố tuyệt vời nhất thế giới năm 2019, tốp 10 thành phố châu Á 2018, một trong 50 địa điểm tuyệt nhất để đi du lịch 2019...

Danh thắng Việt Nam xuất hiện trong video quảng bá du lịch ở Hàn Quốc

Trong tập giới thiệu về Việt Nam, khán giả Hàn Quốc sẽ được tìm hiểu về các món ăn truyền thống như phở, bánh mỳ và các di sản thế giới được UNESCO công nhận như phố cổ Hội An, Tam Cốc, Tràng An...

Huế giảm giá vé tham quan hết năm 2021

Giá vé tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế tiếp tục giảm 50% nhằm kích cầu du lịch.

Pù Luông - Thiên đường Du lịch cộng đồng của Xứ Thanh

Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hóa là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên bản đồ du lịch bụi, phượt tự túc, nghỉ dưỡng núi giá rẻ, nhưng hầu hết du khách đến đây đều ấn tượng mạnh với cảnh sắc...

3 bãi đá cổ hình lục lăng ở Gia Lai

Những khối đá bazan hình lăng trụ nằm san sát nhau tạo thành một quần thể đá có hình thù kỳ lạ, niên đại hàng trăm triệu năm tuổi.

Hố sụt giữa lòng Hà Giang cho người ưa mạo hiểm

Hố sụt Mèo Vạc mới được các 'thổ địa du lịch' phát hiện, trở thành điểm thu hút khách ưa mạo hiểm.

Võ sư Hồ Tường: Người đưa môn võ lâm Tân Khánh Bà Trà bay xa

Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có nguồn gốc từ tỉnh Bình Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những ngôi nhà cổ độc đáo trên đất Bình Dương

Bên cạnh những khu, điểm đến du lịch mới lạ, hấp dẫn, Bình Dương còn có những ngôi nhà cổ tồn tại hàng trăm năm. Đây cũng chính là nét độc đáo, thú vị trong hành trình khám phá du lịch trên đất Bình Dương...