Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 23:51:05

Mối nguy hại của Mỗ

0

Tương truyền Khổng Tử có rất nhiều học trò. Trong đó có tay không thích học nhân nghĩa, chỉ thích học làm thương nhân tên là Mỗ. Ngày nọ sau khi thấy mình đã học đủ, Mỗ mới xin thầy về nước Vệ.

Tử Cống cũng là học trò Khổng Tử, thấy Mỗ chỉ học mấy cách làm giàu thì lo lắng bèn hỏi thầy:

- Thưa thầy, người này về nước bán khoáng sản được không ạ?

Khổng Tử chỉ cười:

- Được!

Tử Cống lại hỏi tiếp:

- Nếu hắn kinh doanh nhà đất thì sao?

Khổng Tử vuốt râu khẽ lắc đầu:

- Cũng tạm được?

Tử Cống thấy thế bèn hỏi tiếp:

- Nếu tay Mỗ này chạy về Vệ, kinh doanh tứ thư ngũ kinh thì có sao không ạ?

Khổng Tử tái mét mặt, ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo tay Mỗ. Tử Cống cũng cuống cuồng chạy theo thầy.

Tử Cống thấy sự lạ không giấu được tò mò:

- Mỗ kinh doanh khoáng sản, thầy không lo là vì lý gì?

Khổng Tử khổ não nói:

- Hắn sẽ đào tất cả lên mà bán, có lỗ cũng không sao, thiệt hại kinh tế vài chục năm là khắc phục được?

Tử Cống lại hỏi tiếp:

- Hắn kinh doanh bất động sản, con thấy thầy cũng đâu có lo?

Khổng Tử buồn thiu:

- Hắn kinh doanh bất động sản bán giá trên trời, thu lợi vô số. Nhưng khi thất bại sẽ ăn nói xà lơ, xin triều đình cứu giúp. Dân nghèo mất chừng trăm năm nữa sẽ có nhà giá rẻ…

Tử Cống lại hỏi tiếp:

- Vậy hắn bán tứ thư, ngũ kinh… có gì đâu mà thầy phải lo?

Khổng Tử ôm đầu kêu trời:

- Hắn không lo chất lượng học và dạy, lại in sách khổ to, lời to bán giá trên trời. Học sinh nghèo không đủ tiền mua sách. Giáo dục mà lo tận thu là hại cả một quốc gia…

Tử Cống nghe tới đây thì mặt cũng trở nên tái mét. Tử Cống không còn dám hỏi Khổng Tử điều gì, cùng thầy phi nước đại quyết đuổi theo Mỗ, không cho hắn về nước Vệ.

SÁU THỜI SỰ

Chuyện không của riêng ai

Về chiều, thời điểm công viên cạnh khu phố bắt đầu nhộn nhịp, khi nhiều người dắt con nhỏ ra hóng mát, thì cũng xuất hiện một hình ảnh khó coi: Một nhóm thiếu niên tụ tập gần đó phì phèo thuốc lá.

Xây dựng hình ảnh người nông dân văn minh

Thời gian qua, công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh luôn được nâng cao chất lượng, hoạt động theo hướng xây dựng đời sống nông thôn phát triển, văn hóa - văn minh.

Nối dài hành trình lan tỏa yêu thương

Ngày 15-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh khó khăn và các hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2025, với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”.

Niềm vui từ những căn nhà mới

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” do Thủ tướng Chính phủ phát động

Đề án 02: Kiến tạo nếp sống văn hóa, văn minh

Với một tỉnh phát triển năng động như Bình Dương, việc chú trọng đặc biệt đến xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là hết sức cần thiết.

Khi trẻ “mè nheo” nơi đông người

Đang chen chúc trong không gian đông đúc của siêu thị, nhiều phụ huynh bỗng đối mặt với tình huống con nhỏ nằm lăn ra sàn, khóc lóc ầm ĩ vì không được mua món đồ chơi mà bé thích.

Góp sức vì một Bình Dương xanh - sạch - đẹp

Thời gian qua, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Sự lan tỏa này có phần đóng góp không nhỏ của những tấm gương cán bộ, người dân ở cơ sở...

Xã Phước Sang (huyện Phú Giáo): Phối hợp ra quân làm công tác dân vận

UBND xã Phước Sang vừa phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Trung đoàn Bộ binh 271 tổ chức ra quân làm công tác dân vận trên địa bàn xã.

Khỏe nhưng phải an toàn

Chưa khi nào phong trào đạp xe tập thể dục phát triển như hiện nay. Ở Bình Dương, phong trào này rất phát triển với nhiều hội nhóm hoạt động xôm tụ.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương

Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại TP.Thuận An không chỉ nhận được sự quan tâm từ các cấp ủy Đảng, chính quyền mà còn lan tỏa trong cộng đồng dân cư.