Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 1-5-25 07:46:43

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Một nhà khoa học Việt Nam “lọt top” được trích dẫn nhiều trên thế giới

0

Phó giáo sư Trần Xuân Bách - giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vừa qua (ngày 16-11-2022), Viện thông tin khoa học (ISI) đơn vị nghiên cứu lớn nhất thế giới về chỉ mục khoa học của Tập đoàn Clarivate Analytics (Hoa Kỳ) vừa công bố báo cáo hàng năm ghi nhận các nhà khoa học toàn cầu với các công bố khoa học được xếp hạng trong 1% trích dẫn hàng đầu theo từng lĩnh vực.

Theo đó, năm 2022, ISI đã ghi nhận 6.938 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thông qua phân tích định tính và định lượng để xác định các nhà khoa học tiêu biểu trên toàn thế giới với các công trình khoa học có ảnh hưởng rộng rãi, thu hút được mối quan tâm của cộng đồng khoa học và được trích dẫn nhiều nhất trong năm qua.

Việt Nam có một đại diện được ghi nhận trong số các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới năm 2022, đó là Phó giáo sư Trần Xuân Bách - giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội.

Các công bố khoa học của ông được ghi nhận trong năm qua đặt trọng tâm vào các phân tích nguy cơ và đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 với sức khỏe quần thể, ảnh hưởng với đội ngũ cán bộ y tế, cũng như những thay đổi phức tạp về sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch. Từ đó, gợi ý các cách tiếp cận trong phát triển chính sách và giải pháp can thiệp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Một điểm quan trọng năm nay là để tôn vinh thành tựu nghiên cứu khoa học trong 21 lĩnh vực chuyên ngành và liên ngành, ISI đã phát triển và áp dụng các Chỉ số Khoa học Thiết yếu (ESI) nhằm nâng cao giá trị của việc đánh giá các đóng góp của các nhà khoa học trên toàn thế giới, loại bỏ các nhược điểm của cách làm truyền thống.

ISI cũng mở rộng về phương pháp, đưa vào các đánh giá định tính nhằm rà soát và thăm dò mức độ uy tín thực sự trên phạm vi toàn cầu của các nhà khoa học được ghi nhận trong danh sách này, loại bỏ các lo ngại và nghi ngờ về liêm chính khoa học hay các vi phạm đạo đức nghiên cứu tiềm tàng.

Trong báo cáo, nhiều nhà khoa học có những đóng góp to lớn, được nhận ra ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Chỉ số trích dẫn khoa học trong số 1% cho thấy thành tích đặc biệt và tầm ảnh hưởng rộng lớn, liên ngành của họ trong cộng đồng khoa học. Điều đó cũng cho thấy xu thế nghiên cứu liên ngành là một động lực quan trọng của phát triển tri thức trên toàn thế giới.

Báo cáo của ISI về các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới có giá trị và uy tín rộng lớn, được đông đảo các đại học hàng đầu thế giới đón chào và đưa tin chúc mừng những đại diện tiêu biểu và đặc biệt xuất sắc của họ.

Trong số 6.938 cá nhân có tên trong danh sách, Hoa Kỳ dẫn đầu với 2.764 nhà khoa học được trích dẫn nhiều vào năm 2022, chiếm 38,3% trong tổng số danh sách tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng nghiên cứu. Trung Quốc đứng thứ hai, với 1.169 nhà khoa học được trích dẫn cao. Trong 5 năm, Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi số lượng các nhà khoa học được trích dẫn cao, từ 7,9% năm 2018 lên 16,2% trong năm nay.

Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ ba với 579 nhà khoa học hay 8,0%. Đức đã vượt qua Australia trong năm nay đứng ở vị trí thứ tư với 369 nhà khoa học. Australia ở vị trí thứ năm với 337 nhà khoa học. Xếp sau danh sách tiếp theo là các nước: Canada (226), Hà Lan (210), Pháp (134), Thụy Sĩ (112) và Singapore (106).

Đại học Harvard, là nơi có nhiều nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới, với 233 người. Các tổ chức nghiên cứu do chính phủ tài trợ cũng góp mặt mạnh mẽ trong top 10 tổ chức: Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đứng thứ hai về tổng thể (228), thu hẹp khoảng cách với Đại học Harvard, tiếp theo là Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (113) và Hiệp hội Max Planck của Đức (67). Đại học Pennsylvania đã lọt vào top 10 năm nay, tăng 7 bậc so với vị trí thứ 17 vào năm 2021.

Cũng trong năm 2022, Phó giáo sư Trần Xuân Bách được Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học, ghi nhận đứng thứ 3 trên toàn thế giới trong xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học - "Best Rising Stars of Science in the World" 2022.

Các năm trước, Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng - Viện trưởng Viện Công nghệ CIRTECH, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã bảy lần được vinh danh trong danh sách các nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất thế giới này của ISI/Clarivate./.

Theo TTXVN

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức

Sáng 24-4, UBND TP.Tân Uyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Tạo xung lực, khí thế mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bình Dương đang tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bình Dương hướng đến trở thành điểm đến về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Vaccine mới do Giáo sư Qiaobing Xu và các đồng nghiệp phát triển sử dụng một hỗn hợp các mảnh protein từ khối u rắn để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

Cổng thông tin điện tử Bình Dương nằm trong tốp 10 có lượt truy cập nhiều nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2024.

Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, thông minh- Bài cuối

Bài cuối: Khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác của Ủy Ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội

Chiều nay 26-2, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV.

Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương họp lần 2

Sáng 24-2, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã họp lần thứ 2