Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 06:42:37

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Mức thu nhập “khủng” của giới nghị sĩ Liên minh châu Âu

0

Một thông tin gây sốc đối với toàn thể giới cử tri trên toàn châu Âu, khi dân biểu Martin Schulz thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), đương kim Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) quyết định cho công bố mức thu nhập thường niên của tất cả các thành viên EP (MEP), theo tiêu chí minh bạch hóa mọi hoạt động thuộc cơ quan lập pháp tối cao của Liên minh châu Âu (EU).

 Lạm dụng quyền ưu đãi miễn trừ, xe ôtô của một vị MEP người Malta rong ruổi trên đường phố châu Âu không màng đeo biển kiểm soát.

Theo đó mức lương cơ bản hàng năm của mỗi vị đại diện dân cử trong EP là 213.924 euro, chưa kể các khoản phụ cấp thường xuyên và đột xuất khác như chi phí đi lại và ăn ở tùy theo tính chất của mỗi dịp công tác. Suy ra khoản lương hàng tháng của một vị MEP là 17.827 euro, hay gần 600 euro/ngày, gấp 10 lần mức thu nhập trung bình của người lao động trong khối EU.

Để so sánh, khoản lương thường niên của giới nghị sĩ MEP cao hơn gấp 2 lần so với các vị dân biểu thuộc cả Hạ nghị viện lẫn Thượng nghị viện ở Cộng hòa Italia, quốc gia có mức thu nhập trung bình của người lao động thuộc vào hạng cao nhất trong EU.

Ngoài ra, các thành viên thuộc MEP còn có những khoản thu nhập "béo bở" khác hơn nhiều lần mức lương "cứng". Ví như giữ vai trò cố vấn cao cấp trong các doanh nghiệp và tổ chức chuyên ngành, phù hợp với khả năng chuyên môn tương ứng của vị dân biểu; hay tham gia thỉnh giảng thường xuyên với mức lương giáo sư tại các cơ sở đào tạo bậc cao học hàng đầu châu Âu và thế giới; hoặc tham gia tư vấn cho các kế hoạch khác nhau của các công ty đa quốc gia hùng mạnh… Những hoạt động nêu trên của mọi thành viên đều được Ban lãnh đạo EP cho phép, miễn sao không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính được giao (nếu có) ở EP, cũng như phù hợp với luật pháp của nước sở tại mà vị MEP là người đại diện.

Tính ra trung bình trong một nhiệm kỳ, mỗi một đại biểu của Quốc hội EU nhận được khoản lương là 1,069 triệu euro, nhân với 766 MEP thì ngân sách của khối phải chi tới hơn 8 tỉ euro để duy trì sự hiện diện của họ trong các phiên họp EP.

"Một số tiền khổng lồ khiến người đóng thuế ở EU phải è cổ ra gánh gây ra sự bất bình trong dân chúng toàn khối - ông Ezio Mauro, Tổng biên tập kỳ cựu của tờ La Repubblica, cũng là nhật báo lớn nhất Italia nhận định - Điều đáng nói hơn nữa là sự phẫn nộ càng lan rộng, khi công chúng biết được theo quy chế ưu đãi và miễn trừ đặc thù nên giới nghị sĩ EP không phải đóng thuế thu nhập thường niên. Vô hình trung đã tạo ra sự bất công phi lý, khi người lĩnh lương cao ngất ngưởng không thực hiện nghĩa vụ bắt buộc như người hưởng lương thấp".

Vẫn theo lời nhà báo E. Mauro, trong thực tế Ban lãnh đạo EP không thể quản lý được các khoản chi phí khác cho nhu cầu công cán của các MEP. "Theo nguồn tin riêng mà phóng viên của chúng tôi tiếp cận được, thì tại trụ sở chính của EP ở thành phố Strasbourg bên Pháp, cũng như hội sở phụ đóng tại thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ, chưa một nhân viên tài vụ nào nhận được biên lai hóa đơn về các chuyến công tác của giới dân biểu, mà chỉ đơn thuần thanh toán theo khai báo miệng của họ. Đây chính là "lỗ hổng" mà ông M. Schulz và Ban lãnh đạo EU cần chấn chỉnh theo tôn chỉ minh bạch hóa", Tổng biên tập E. Mauro nhấn mạnh.

Để có được khoản lương khổng lồ mà mỗi nghị sĩ EP nhận được trong một nhiệm kỳ kéo dài trung bình từ 4-5 năm, một người lao động bình thường ở CHLB Đức phải quần quật làm việc suốt 39 năm ròng, ở Vương quốc Anh - 40 năm, Italia - 45 năm, hay thậm chí đến… 78 năm như tại Cộng hòa Ba Lan.

Cụ thể hơn tiền lương hàng tháng của một vị dân biểu thuộc EP cao gấp… 108 lần so với mức thu nhập trung bình ở Cộng hòa Bulgaria, cũng là một trong những nước có tiền lương bình quân thấp nhất trong 28 quốc gia thành viên EU. Hoặc tính chi li hơn nữa thì một ngày công của mỗi vị MEP đã bằng 3,5 tháng lương của một người dân Bulgaria, hay mức thu nhập thường niên chênh lệnh tới… 2.051%!

Thay lời kết, xin đơn cử một ví dụ điển hình mà ngân sách EU phải trang trải ngoài mức lương cố định cho các MEP. Đó là khoản chi tương đương với giá thành của 240 lít xăng, là định mức tiêu chuẩn hàng tháng dành cho giới nghị sĩ thuộc Cộng hòa Malta. Suy ra trung bình là 8 lít/ngày, do các dân biểu của quốc đảo nhỏ bé chưa đầy nửa triệu dân này thường xuyên sử dụng xe hơi chu du khắp nơi, thậm chí cả trong những lúc cần đi đến… nhà vệ sinh công cộng. Thật là hết biết!

Theo CAND

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.